Xe

Giống và khác

31/10/2015 08:57 GMT+7

Hội nghị cấp cao lần thứ 3 giữa Ấn Độ và các nước châu Phi không chỉ lớn hơn 2 lần trước mà còn là sự kiện đối ngoại lớn nhất từ trước tới nay ở Ấn Độ.

Hội nghị cấp cao lần thứ 3 giữa Ấn Độ và các nước châu Phi không chỉ lớn hơn 2 lần trước mà còn là sự kiện đối ngoại lớn nhất từ trước tới nay ở Ấn Độ.

Khai mạc Hội nghị cấp cao lần thứ 3 giữa Ấn Độ và các nước châu Phi ngày 30.10 ở New Delhi - Ảnh: AFPKhai mạc Hội nghị cấp cao lần thứ 3 giữa Ấn Độ và các nước châu Phi ngày 30.10 ở New Delhi - Ảnh: AFP
Chương trình nghị sự rất đồ sộ và thiết thực với những nội dung chính là hợp tác kinh tế, đầu tư trực tiếp, chống khủng bố, an ninh lương thực, phát triển bền vững... Có thể thấy Ấn Độ đang tăng tốc trong cuộc đua về vai trò ở châu Phi với các đối tác khác, đặc biệt là Trung Quốc.
Trong vấn đề này, Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng và không ít chỗ khác nhau. Cả hai đều chủ ý tranh thủ châu Phi theo phương châm “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, đều không gắn bất cứ điều kiện chính trị nào với viện trợ, giúp đỡ tài chính cũng như đầu tư trực tiếp. Cả hai đều coi trọng châu Phi là thị trường, nguồn cung cấp nhiên liệu và nguyên vật liệu. Cả hai đều xuất phát từ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư để gây dựng, tăng cường ảnh hưởng ở châu lục. Cả hai đều hình thành diễn đàn cấp cao định kỳ với các nước châu Phi.
Ấn Độ hiện không có được tiềm lực kinh tế như Trung Quốc nhưng lại có sự gắn bó truyền thống về lịch sử, văn hóa và tôn giáo với châu Phi. Trung Quốc đang bỏ xa Ấn Độ về kim ngạch trao đổi thương mại với châu Phi và lại là Ủy viên thường trực HĐBA LHQ.
Như vậy, Ấn Độ có ưu thế “sức mạnh mềm” trong khi Trung Quốc chiếm lợi thế lớn hơn về “sức mạnh cứng” ở châu Phi. Ưu thế được hai bên phát huy tác dụng theo cách khác nhau và rồi sẽ quyết định cuối cùng ai sẽ hơn ai.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.