Chiến hạm Nguyên soái Gelovani của Nga đã cắm quốc kỳ Nga trên đảo Wrangel, nơi mà từ thời Nga hoàng và thời Liên Xô sau đó đều từng cắm quốc kỳ. Trước đó, Mỹ và Anh đã chính thức nêu yêu sách về chủ quyền đối với nhiều khu vực lãnh thổ ở Bắc cực. Còn Canada hằng năm vẫn tiến hành tập trận ở Bắc cực và thường xuyên đưa tàu phá băng đến khu vực.
Tất cả hành động đều vì lợi ích như nhau và theo mô thức giống nhau. Nhiệt độ khí hậu trái đất tăng khiến băng giá ở Bắc cực tan dần, đi lại dễ dàng hơn và lộ diện tài nguyên thiên nhiên ở đó. Các nước xung quanh hoặc có tiềm lực về hải quân đều nhăm nhe nguồn tài nguyên ở nơi vẫn bị coi là vô chủ trên thực tế này.
Ai cũng biết rằng không thể chiếm được hết và không thể muốn giành về cái gì cũng được. Ai cũng ý thức được rằng sớm muộn thì cũng sẽ có quy định pháp lý quốc tế cụ thể và có tính ràng buộc đối với Bắc cực, tức là rồi đây họ sẽ phải thỏa hiệp với nhau.
Vì thế, họ đều chủ định giữ được cái gì thì phải giữ, tạo sự hiện diện trực tiếp và quản lý trên thực tế được bao nhiêu thì đều phải làm. Làm như thế sẽ tạo vị thế và tiền đề thuận lợi cho cuộc chia phần sau này. Động thái mới đây nhất của Nga còn đáng chú ý ở chỗ đảo Wrangel rất gần vùng Alaska của Mỹ.
Thảo Nguyên
>> Nga sắp thiết lập quân khu tại Bắc Cực
>> Theo dõi gấu Bắc cực từ không gian
>> Nga mở rộng phạm vi tuần tra ở Bắc Cực
Bình luận (0)