Giữa thế giới ẩm thực, nghĩ về chữ cà phê ‘Việt’

16/08/2018 08:00 GMT+7

Tôi không phải là ẩm thực gia, với văn hóa ẩm thực tôi thực sự yếu kém nhưng cũng như bao người Việt, tôi quan tâm tới những món ăn đồ uống Việt được thế giới biết đến. Đó là niềm tự hào đất nước của mỗi người.

Có lẽ không một người Việt nào không biết tới phở Hà Nội, mì Quảng, bánh cuốn Thanh Trì, hủ tiếu Mỹ Tho, cốm Vòng, bún bò Huế… Còn rất nhiều món ngon khác như bánh mì kẹp thịt, cá kho tộ, gỏi cuốn, và hơn chục loại cháo cá cháo lươn khác. Dầu vậy chúng chỉ được lưu ý trong giới sành ăn, đơn giản vì chúng thiếu một cái tên quê Việt. Nói khác đi, khi món ăn thức uống không gắn bó với một tên quê Việt ở nơi đó, dù ngon mấy cũng khó được người Việt ở nơi khác lưu tâm. Người Việt không lưu tâm làm sao người nước ngoài lưu tâm?
Tất nhiên sự quyến rũ không chỉ là cái tên, không phải cứ gắn một tên Việt vào là rủ rê mời gọi được thiên hạ. Cái tên Việt tôi muốn nói ở đây là nó phải chứa được bản sắc Việt. Ẩm thực cũng như văn học nghệ thuật, cứ đi đến tận cùng bản sắc Việt sẽ đi đến tận cùng thế giới.
Một lần sang Mỹ, tới San Jose - Bắc Cali thăm họa sĩ Hoàng Ngọc Biên, quá trưa phải dừng lại giữa đường ăn trưa. Chúng tôi tìm tới một quán cơm Việt có tên Hùng - Thái Bình. Cái tên thật quá quen thuộc với người Việt nhưng người nước ngoài không biết tiếng Việt chắc chắn chẳng biết đó là gì. Cứ tưởng quán này chỉ phục vụ riêng cho người Việt, nghĩ bụng trong quán chỉ vài chục người Việt là cùng, chẳng ngờ nó đông khủng khiếp, mấy trăm thực khách chật cứng nhà hàng một lầu một trệt.
Phở đã vào từ điển thế giới và được rất nhiều người biết tới
Phở đã vào từ điển thế giới và được rất nhiều người biết tới Foody
Người ta bảo chúng tôi phải lấy ticket và đợi. Ticket bàn ăn chúng tôi có số 172, nhân viên phục vụ cho biết phải đợi ít nhất một giờ nữa. Không đợi được, chúng tôi phải đi tìm quán khác, tuy vậy ai cũng xúc động tự hào về anh chàng Hùng Thái Bình này. Một quán cơm thuần Việt 100% từ cái biển hiệu trở đi, cả cách sắp đặt bàn ghế lẫn sự tất bật của nhân viên cũng rất Việt. Một mùi ẩm thực Việt dậy lên tràn ngập cả nhà hàng khiến anh bạn tôi không chịu được phải chạy ra khỏi nhà đứng khóc một mình, hỏi sao thì bảo nhớ nhà quá. Vậy mà nhìn lướt qua thấy rất ít người Việt, một nửa là người tây - Nam Á, nửa còn lại là người Âu - Mỹ. Ngạc nhiên chưa?
Chúng tôi tìm đến một quán có tên Bún bò Huế, rất mừng được ăn ngay không phải sắp hàng chờ đợi, nhưng cũng rất buồn vì quán khá vắng, chỉ có hai bàn, bàn của chúng tôi và bàn một gia đình Việt khác. Chúng tôi ăn bún và nhanh chóng nhận ra vì sao quán vắng. Bún không là bún Huế, bò cũng không phải bò Huế, nước dùng thậm chí không có chút mùi vị nước dùng bún phở Việt. Nó chỉ là món nước súp vô hồn vô vía.
Câu chuyện nhỏ trên cho hay ẩm thực Việt muốn ra thế giới trước tiên và trên hết phải chứa được cái chữ Việt, cái chữ Việt của bản sắc. Đừng nghĩ chữ Việt theo nghĩa thuần Việt. Bánh mì không phải của người Việt, nhưng bánh mì kẹp thịt Sài Gòn có tên một trong mười món ăn Việt ưa thích nhất của người nước ngoài. Chả cá, bánh xèo, gỏi cuốn… có trong ẩm thực Ấn Độ, Malayssia, Trung Quốc lại được CNN coi như những món ăn thuần Việt không thể bỏ qua.
Ly cà phê sữa đá Việt mong ra được với thế giới
Ly cà phê sữa đá Việt mong ra được với thế giới
Giữ gìn bản sắc là cấp thiết và lớn lao, với thế giới thời 4.0 này thì việc tạo ra bản sắc còn cấp thiết và lớn lao hơn. Xuất khẩu cà phê nhiều nhất là Brazil, Colombia, Etiopia… nhưng những thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất là của Mỹ, Ý, Canada và Pháp... Việt Nam xuất khẩu cà phê xếp thứ hai thế giới nhưng các thương hiệu cà phê Việt tuồng như chìm nghỉm trong thế giới cà phê. Tuy nhiên cà phê sữa đá lại được Bloomberg bình chọn là top 10 thức uống ngon nhất thế giới và tổng thống Obama khi công du tại Việt Nam lại ngỏ lời muốn được thưởng thức loại đồ uống này.
Vậy phải làm sao để cà phê sữa đá trở thành loại đồ uống được nhắc tới nhiều như phở khi người ta nói về ẩm thực Việt. Đó cũng là khát vọng mà một lần ngồi với ông chủ hãng sữa NutiFood tôi được nghe tâm sự. Nghe nói, NutiFood sắp tung ra một sản phẩm là Cà phê sữa đá tươi. Liệu NutiFood có thực hiện được khát vọng đưa cà phê sữa đá Việt là thương hiệu đáng nhớ của người Việt và thế giới hay không?
Thừa nhận Cà phê sữa đá là đồ uống thông minh, phù hợp với thời đại 4.0. Dẫu sao tôi cũng thích tên Cà phê sữa đá Việt hơn là tên Cà phê sữa đá, vì với người Việt nó thân thiện hơn, với thế giới nó hấp dẫn hơn.
Là tên nào thì nó cũng phải tạo ra được bản sắc Việt, cà phê phải là cà phê Việt và sữa cũng phải là sữa Việt. Ngay cả cục đá lạnh tưởng như không bản sắc cũng phải tạo cho nó một phong cách, một sức sống, để nó luôn có mặt bên cạnh người dùng mọi lúc mọi nơi mà không cần điện và tủ đá. Tạo ra sự khác biệt đã khó, tạo ra sự khác biệt chứa được chữ Việt càng khó hơn, một thách thức không hề nhỏ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.