Theo UBND P.Hòa Khánh Nam, bãi rác Khánh Sơn ra đời năm 2001, chuyển sang vị trí mới năm 2007 và hiện có 294 người nhặt rác trú tại Q.Liên Chiểu, trong đó 66% là nữ giới.
UBND TP Đà Nẵng đã quyết định không cho người dân vào nhặt rác từ ngày 1.1.2009 nhưng theo người dân, bãi rác Khánh Sơn là nguồn thu nhập chính bởi địa phương không còn đất sản xuất nông, lâm nghiệp nên họ vẫn tiếp tục nhặt rác lén lút.
Người lao động mong muốn được chuyển đổi ngành nghề - Ảnh: N.Tú
|
Nếu tính người của các địa phương khác, bãi rác Khánh Sơn lúc cao điểm có đến gần 500 lao động nhặt rác.
Chị Hồ Thị Hiệp, tổ 2 Khánh Sơn cho biết, nếu như cấm nhặt rác ở Khánh Sơn, gia đình sẽ không có tiền cho con ăn học và chị đại diện cho người lao động kiến nghị được tạo việc làm khác.
Ông Phan Văn Tâm cho biết, trước mắt gần 300 người nhặt rác sẽ được đưa đi khám sức khỏe, mua Bảo hiểm Y tế năm 2012, hỗ trợ 100.000 đồng/người, trang bị ủng, găng tay, khẩu trang bảo hộ lao động và tiếp tục tặng áo mưa, lương thực cho bà con ăn Tết Nguyên đán.
Hỗ trợ tiền và bảo hộ lao động cho người lao động ở Khánh Sơn - Ảnh: N.Tú
|
Về lâu dài, Q.Liên Chiểu sẽ hỗ trợ chuyển đổi nghề theo nhu cầu của người dân như bố trí buôn bán tại chợ Hòa Khánh Nam, hỗ trợ hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, hỗ trợ xóa nhà dột nát cho các hộ chính sách, hộ nghèo.
Đồng thời, học sinh, sinh viên trong gia đình người lao động bãi rác cũng sẽ được miễn học phí hoặc tài trợ học Đại học, Cao đẳng, học nghề và bố trí việc làm.
Đối với những trường hợp đặc biệt khó khăn, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu sẽ đến tận nhà để tìm hiểu hoàn cảnh cụ thể để tháo gỡ.
Bình luận (0)