Giúp nông dân bớt nghèo

10/11/2011 08:25 GMT+7

Trong những ngày này, Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ II đang diễn ra tưng bừng tại Sóc Trăng. Có lẽ đây là thời điểm đẹp nhất cho một kỳ lễ hội cấp quốc gia về cây lúa, hạt gạo khi mà cả năm nay nông dân trúng mùa được giá. Đời sống của hàng triệu nông dân trồng lúa nhờ đó từng bước được cải thiện. Vậy nên lễ hội lần này càng thêm sôi nổi với sự tham dự của hàng trăm ngàn bà con nông dân đến từ khắp nơi.

Trong những ngày này, Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ II đang diễn ra tưng bừng tại Sóc Trăng. Có lẽ đây là thời điểm đẹp nhất cho một kỳ lễ hội cấp quốc gia về cây lúa, hạt gạo khi mà cả năm nay nông dân trúng mùa được giá. Đời sống của hàng triệu nông dân trồng lúa nhờ đó từng bước được cải thiện. Vậy nên lễ hội lần này càng thêm sôi nổi với sự tham dự của hàng trăm ngàn bà con nông dân đến từ khắp nơi.

Cũng trong thời điểm này, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 6,2 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch trên 3 tỉ USD và dự kiến cả năm sẽ vượt ngưỡng 7 triệu tấn. Lúc này, nhiều người nghĩ đến một tương lai vươn lên đứng đầu thế giới khi Thái Lan thay đổi chính sách của họ.

Cái vui trước mắt là vậy. Song, nhiều người không khỏi trăn trở trước một thực tế là bà con nông dân vẫn còn rất nghèo. Họ nghèo hơn rất nhiều so với mặt bằng thu nhập chung của toàn xã hội. Trả lời báo chí, GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện khoa học-kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho biết: Năm 2010, thu nhập bình quân tính theo đầu người của cả nước là trên 1.000 USD thì người trồng lúa chỉ mới đạt khoảng 386 USD và đến năm 2011, cũng chỉ mới đạt mức 480-490 USD/người/năm. Việc 80% nông dân (chủ yếu trồng lúa) thu nhập chưa bằng 40% so với mặt bằng chung của xã hội là vấn đề rất đáng suy nghĩ. “Xuất khẩu nhiều mà đời sống nông dân không đảm bảo là chúng ta có tội với họ”, GS Bửu nói.

ĐBSCL là vựa lúa lớn của cả nước và cũng là một trong 3 đồng bằng dễ bị tổn thương nhất của thế giới dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do vậy, để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu ổn định rất cần một chính sách tổng thể để đồng bằng này phát triển bền vững. Sự bền vững đầu tiên bắt nguồn từ tự nhiên. Hiện nay, chúng ta đã “bóc lột” tự nhiên quá mức với hệ số quay vòng đất lên đến 2,5 lần/năm. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến những rủi ro trong tương lai không xa. Thứ hai đó là sự bền vững của xã hội và điều này đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nhà nước cần có biện pháp cụ thể để rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa nông dân so với mặt bằng chung của xã hội. Chỉ có như vậy họ mới yên tâm tiếp tục sản xuất.   

Chí Nhân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.