Gọi thẻ tín dụng là thẻ ATM, có đúng không?

11/06/2018 10:00 GMT+7

Thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ mà chúng ta hay gọi là thẻ thanh toán đều có thể được dùng để rút tiền tại máy ATM nên nó còn được gọi là thẻ ATM. Nghe có vẻ bất ngờ phải không?

Hãy cùng tìm hiểu thêm những điều bất ngờ thú vị về thẻ thanh toán trong bài viết sau đây.
Hiểu đúng về thẻ thanh toán
Hiện nay có rất nhiều loại thẻ ngân hàng, tuy nhiên có thể chia làm 2 loại chính là thẻ credit (thẻ tín dụng) và thẻ debit (thẻ ghi nợ).
Debit (thẻ ghi nợ) là loại thẻ thanh toán liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của bạn và được dùng theo cơ chế “mình có bao nhiêu tiền trong tài khoản thì chỉ được xài bấy nhiêu”. Có 2 loại thẻ ghi nợ: thẻ ghi nợ nội địa (là loại thẻ mà trước giờ ta hay quen gọi là thẻ ATM, chỉ được dùng để thanh toán nội địa) và thẻ ghi nợ quốc tế (được dùng để thanh toán cả nội địa lẫn quốc tế).
Credit (thẻ tín dụng) là loại thẻ không cần phải có tài khoản ngân hàng và được dùng theo cơ chế “tiêu xài trước, trả tiền sau” trong 1 hạn mức mà ngân hàng cấp cho bạn dựa trên cơ sở thu nhập hằng tháng của bạn. Sau khoảng thời gian thông thường là 45 ngày, bạn cần phải thanh toán lại số tiền đã sử dụng, nếu chậm trễ bạn sẽ chịu lãi suất vay rất cao.
Chúng ta thường chỉ nghĩ rằng thẻ ATM là thẻ ghi nợ (debit) nội địa, nhưng thực ra thẻ tín dụng (credit) cũng có thể gọi là thẻ ATM, bởi vì thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ quốc tế đều có thể sử dụng để rút tiền tại các máy ATM. Thậm chí rất đông dân số còn đánh đồng việc sử dụng thẻ ghi nợ nội địa (thường gọi là thẻ ATM) chỉ là để rút tiền tại ATM trong khi chúng ta có thể dùng để thanh toán nhanh chóng và tiện lợi khi đi mua sắm.
Thế thẻ Mastercard thuộc loại thẻ nào?
Gọi thẻ Mastercard nên nhiều người thường ngộ nhận rằng Mastercard là ngân hàng phát hành thẻ như ACB, Vietinbank... Tuy nhiên, Mastercard không phải ngân hàng bởi vì Mastercard không kinh doanh các dịch vụ tiền tệ như ngân hàng, họ chỉ là đơn vị trung gian giúp thực hiện và xử lý các giao dịch thanh toán điện tử trên toàn cầu một cách nhanh chóng và an toàn.
Nhờ những công ty xử lý giao dịch thanh toán quốc tế như Mastercard mà bạn mới có thể sử dụng thẻ để thanh toán khi đi nước ngoài, hoặc mua hàng online từ một quốc gia khác… Phương thức hoạt động của Mastercard là liên kết với các ngân hàng trên khắp thế giới phát hành các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế. Vì thế, chúng ta thường thấy tên gọi của các loại thẻ thanh toán theo cú pháp [loại thẻ thanh toán] [đơn vị xử lý giao dịch] [ngân hàng phát hành], chẳng hạn thẻ ghi nợ Mastercard ACB, thẻ tín dụng Mastercard Techcombank…
Thẻ thanh toán an toàn đến mức nào?
Đa số các loại thẻ thanh toán quốc tế ngày nay đều sử dụng chip EMV, đây là loại chip điện tử với bộ xử lý như một máy tính với công nghệ cao, có khả năng lưu trữ và mã hóa thông tin với độ bảo mật tối tân. Do đó thẻ với công nghệ EMV chip không dễ gì cho kẻ gian làm giả được.
Chúng ta vẫn thường nghĩ nếu kẻ gian đánh cắp được thông tin trên thẻ tín dụng thì chúng có thể sử dụng những thông tin này để mua hàng trên mạng trái phép. Tuy nhiên, điều này ngày nay chỉ là quá khứ, bởi vì với công nghệ 3D Secure của Mastercard, người dùng cần phải nhập thêm một lần nữa mật khẩu sử dụng một lần (OTP) để hoàn tất việc thanh toán, mật khẩu này được gửi tự động tới duy nhất chủ thẻ thông qua tin nhắn SMS hoặc thư điện tử mà họ đã đăng ký trước đó với ngân hàng.
Ngoài ra, theo xu thế, thẻ thanh toán sẽ được trang bị công nghệ thẻ không tiếp xúc (contactless payment), giúp bảo vệ dữ liệu giao dịch cao hơn. Khi thanh toán chỉ cần chạm nhẹ thẻ vào các máy POS mà không phải đưa thẻ cho nhân viên cửa hàng, không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro bị mất thông tin hay làm giả thẻ mà còn giúp giao dịch nhanh chóng, gọn gàng hơn rất nhiều.
Cuối cùng, dù trong trường hợp xấu nhất là tiền trong thẻ Mastercard của bạn bị sử dụng trái phép, chính sách bảo hiểm của thẻ Mastercard sẽ giúp bạn lấy lại được tiền đầy đủ, dễ dàng và nhanh chóng theo chính sách miễn trừ trách nhiệm của Mastercard (Mastercard’s Zero Liability).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.