Phần thứ nhất là những ghi chép về địa chí, lịch sử của nước ta được rút ra từ một số trang trong các sách "dư địa chí" và "địa phương chí" viết về Hải Vân của những tác giả thường được nhắc đến như Nguyễn Trãi, Dương Văn An, Lê Quí Đôn...; những trang sử biên niên trong bộ Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, hay bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ do nội các triều Nguyễn biên soạn...
Phần thứ hai là thơ văn chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và ca dao, dân ca truyền khẩu của người Việt lấy Hải Vân làm đề tài sáng tác. Thơ văn viết về Hải Vân ngoài việc miêu tả cảnh trí núi đèo còn thể hiện tâm tình - tư tưởng của các tác giả, đồng thời cũng phản ảnh cảm thức chung của thời đại tác phẩm xuất hiện.
"Tập sách nhỏ này, dầu nội dung chưa cân xứng với vị thế của Hải Vân trong lịch sử dân tộc, nhưng cũng có thể giúp bạn đọc, trên đường hướng về tương lai đang rộng mở, có dịp nhìn lại phần nào quá khứ của Hải Vân". (trích lời dẫn của tác giả)
Sách do Nguyễn Công Thuần biên soạn, NXB Trẻ ấn hành, 2005.
TNO
Bình luận (0)