TNO

Hạm đội Trung Quốc ở Ấn Độ Dương: Mộng khó thành

09/02/2015 17:54 GMT+7

(Tin Nóng) Mặc dù có các báo cáo cho rằng Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một hạm đội thứ tư hoạt động ở Ấn Độ Dương, nhưng Ấn Độ dường như chẳng phải mất ngủ vì điều này, theo Defense News ngày 6.2.

(Tin Nóng) Mặc dù có các báo cáo cho rằng Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng một hạm đội thứ tư hoạt động ở Ấn Độ Dương, nhưng Ấn Độ dường như chẳng phải mất ngủ vì điều này, theo Defense News ngày 6.2.


Các tàu hải quân Trung Quốc Zheng He và Wei Fang đang neo đậu tại cảng biển Thilawa, gần Yangon, Myanmar ngày 23.5.2013 - Ảnh: AFP

Những bản tin chưa được xác nhận từ các báo bằng tiếng Trung Quốc và các báo cáo công nghiệp quốc phòng của phương Tây cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một sở chỉ huy hạm đội tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam.

Tuy nhiên, những trở ngại chính đối với một chiến lược như vậy bao gồm các vấn đề về ngoại giao, hậu cần, và độ tin cậy của hạm đội, dù các tàu chiến Trung Quốc gần đây thực hiện thành công - nhưng có giới hạn - việc tuần tra chống hải tặc ở Vịnh Aden ngoài khơi Somalia, theo các chuyên gia.

Các báo cáo cho rằng Trung Quốc đang xây dựng hạm đội thứ tư là "cường điệu" và khó tin, theo ông Ching Chang, một cựu sĩ quan hải quân và là nhà nghiên cứu tại Hiệp hội nghiên cứu chiến lược ở Đài Loan.

Theo ông Chang, "Nếu không có bất kỳ quan hệ ngoại giao và quân sự đáng tin cậy, và một căn cứ hậu cần đầy đủ chức năng trong khu vực Ấn Độ Dương, thì Trung Quốc không thể bố trí thường trực một tổ chức quân sự lâu dài ở đó, dù qua một số thỏa thuận để xuất hiện lực lượng đặc nhiệm và các cuộc tập trận có thể xuất hiện ở Ấn Độ Dương trong thời gian tới".

Hải quân Trung Quốc hiện có ba hạm đội: Hạm đội Bắc Hải ở vùng biển Hoàng Hải, Hạm đội Đông Hải ở Biển Hoa Đông, và Hạm đội Nam Hải ở Biển Đông.

Đảo Hải Nam, nơi dự kiến bố trí trụ sở của hạm đội thứ tư, chỉ cách bộ chỉ huy Hạm đội Nam Hải tại Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông khoảng 320 km.


Hang ngầm cho tàu ngầm Trung Quốc ra vào, ở đảo Hải Nam - Ảnh: Indiandefense

Việc đưa tàu chiến Trung Quốc bố trí ở Ấn Độ Dương sẽ là vấn đề ngoại giao khó khăn. Ông James Holmes, đồng tác giả cuốn sách Ngôi sao đỏ trên Thái Bình Dương, và một giáo sư tại Học viện chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết các thỏa thuận lập căn cứ của Trung Quốc với Sri Lanka hoặc Pakistan sẽ là "hồi chuông cảnh báo với các nơi như Ấn Độ".

Chiến lược "chuỗi ngọc trai" đề cập đến một kế hoạch của hải quân Trung Quốc bị nghi ngờ là xây dựng một mạng lưới các căn cứ hải quân dựa trên các thỏa thuận với các nước dọc theo đường giao thông trên biển từ đảo Hải Nam đến châu Phi, như Bangladesh, Maldives, Myanmar, Pakistan và Sri Lanka. Một số trong các nước nói trên không có khả năng cung cấp được các loại dịch vụ hậu cần hỗ trợ mà hạm đội Mỹ đang sử dụng ở những nơi như Singapore.

Các vấn đề khác mà Hải quân Trung Quốc phải đối đầu là các điểm thắt nút ở các eo biển dọc theo tuyến đường biển nói trên, gồm Mandeb, Malacca, Hormuz, Lombok và Singapore, là những nơi quân đội Mỹ và đồng minh có thể kiểm soát nếu xảy ra một cuộc xung đột.

"Từ quan điểm địa lý, thiết lập một hạm đội như vậy sẽ tập trung sự chú ý nhiều hơn vào những điểm thắt nút huyết mạch là nơi tàu bè từ Đông Á vào Ấn Độ Dương. Nếu Bắc Kinh bố trí một hạm đội ở đảo Hải Nam và không thể triển khai nó, thì các tàu của hạm đội này có thể bị chặn đứng và mắc kẹt ở Nam Á khi các hoạt động chống tiếp cận diễn ra ở các vùng eo biển như Malacca hoặc Lombok hoặc eo biển Sunda (Indonesia)", ông Holmes nhận định.

Một vấn đề khác với hạm đội thứ tư của Trung Quốc là lực lượng vũ trang của Trung Quốc thường trú đóng ở khu vực quân sự được giao trách nhiệm. Ba hạm đội hải quân của Trung Quốc đang thuộc ba quân khu kế cận. Đảo Hải Nam là một phần của Quân khu Quảng Châu, do vậy việc xây dựng một hạm đội thứ tư tại vị trí đó là không cần thiết và trái với truyền thống, chuyên gia Chang nói.

"Thực tế hiện tại cho thấy khó có không gian để chứa một lực lượng như hạm đội thứ tư. Cả ba hạm đội hiện nay của Trung Quốc được đặt tên theo các vùng lãnh hải. Đây là một nguyên tắc cơ bản hầu như không thay đổi trong ngắn hạn", ông Chang nói thêm.

Và ông cho rằng tin tức về hạm đội thứ tư của Trung Quốc rất có thể chỉ nhằm phản ánh một số nguyện vọng của những "fan" hâm mộ quân sự ở Trung Quốc, hoặc từ cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài.


Tàu ngầm nguyên tử lớp Hán, chiếc Changzheng 2 của Trung Quốc ghé cảng Colombo (Sri Lanka) ngày 15.9.2014 cùng 2 tàu chiến khác, trước 1 ngày Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Sri Lanka. Hành động này khiến Ấn Độ phải lo ngại - Ảnh: eLanka News

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là Trung Quốc không đưa tàu chiến và tàu ngầm vào Ấn Độ Dương. New Delhi đã phàn nàn về các hoạt động của hải quân Trung Quốc trong khu vực, trong đó có việc ba tàu ngầm Trung Quốc lui tới trong năm 2014 qua.

Sự hiện diện của hải quân Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh có tham vọng đi xa hơn vùng biển gần của mình, đặc biệt là với hơn 300 triệu tấn dầu được vận chuyển qua Ấn Độ Dương, theo ông Srikanth Kondapalli, một chuyên gia nghiện cứu về Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi, Ấn Độ.

Trong năm 2014, hai tàu ngầm của Trung Quốc lần đầu tiên ghé bến cảng ở Sri Lanka, khiến Ấn Độ lo ngại. Ông Kondapalli cho biết các tàu ngầm Trung Quốc thăm Sri Lanka là điểm mấu chốt để chuẩn bị nền tảng cho sự hiện diện lớn hơn của hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

"Vấn đề quan trọng là số lượng các tàu hải quân. Một khi Trung Quốc sản xuất đủ lượng tàu chiến, sau khi ba hạm đội hiện tại được trang bị đầy đủ, chúng ta mới có thể nhìn thấy hạm đội thứ tư của nước này", ông Kondapalli nói.

Còn ông Holmes gợi ý rằng hải quân Trung Quốc có thể tạo ra một tổ chức cho một hạm đội ở Ấn Độ Dương mà không cần nhiều tàu, hoặc bất kỳ lực lượng cố định nào cho hạm đội này.

"Điều đó sẽ giống như Hạm đội 6 của Mỹ, vốn chỉ có một tàu chỉ huy và các cơ sở trú đóng ở trên bờ. Các tàu chiến được phái đến Hạm đội 6 chỉ là tạm thời, nghĩa là các tàu này đặt mình dưới sự kiểm soát chiến thuật của chỉ huy hạm đội. Trung Quốc có thể suy nghĩ về một cách bố trí hạm đội tương tự kiểu Hạm đội 6 cho tình hình hiện nay, và có lẽ là lâu dài.

Anh Sơn

>> Đài Loan thuê tàu Trung Quốc chở vật liệu ra đảo Ba Bình
>> Philippines phản đối tàu Trung Quốc đâm húc 3 tàu cá nước này
>> Trung Quốc xây xong một mô hình tàu sân bay trên cạn
>> Tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc phỏng theo tàu đồ chơi của Mỹ
>> Mỹ kêu gọi NATO phát triển vũ khí mới để vượt Nga, Trung Quốc
>> Mỹ lo ngại Trung Quốc ồ ạt xây đắp tại các bãi đá ở Trường Sa
>> Trung Quốc bố trí tên lửa diệt tàu sân bay sát biên giới Triều Tiên
>> Nhật mua sắm nhiều vũ khí hiện đại đối phó Trung Quốc
>> Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông là để đối phó với Mỹ ?
>> Đến năm 2020, Hải quân Mỹ bị Trung Quốc qua mặt về số lượng
>> Cách thức Trung Quốc đánh cắp Biển Đông làm của riêng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.