TNO

Hằng năm, Việt Nam ước tính có trên 8.000 lễ hội

16/02/2016 15:06 GMT+7

(iHay) Hằng năm, VN ước tính có trên 8.000 lễ hội lớn, nhỏ, từ cấp làng xã đến quốc gia.

(iHay) Hằng năm, VN ước tính có trên 8.000 lễ hội lớn, nhỏ, từ cấp làng xã đến quốc gia. Tháng giêng, có Tết Nguyên đán, được xem là “Tháng ăn chơi” với 61 lễ hội vùng miền và quốc gia.

>> Đi xem lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh
>> Dạo chợ quê tái hiện tết xưa ở Phong Nha
>> Dạo chơi lễ hội hoa xuân lớn nhất miền Bắc

Hằng năm, Việt Nam ước tính có trên 8.000 lễ hội  - ảnh 1

Còn lễ hội từng tỉnh, thành đến quận, huyện, phường, xã, thôn, làng thì vô thiên lủng. Các lễ hội này không ngừng phát triển, từ quy mô tổ chức, lượng khách tham gia và cả doanh thu, từ công đức đến dịch vụ.
Có người cho rằng “lạm phát lễ hội là thảm họa, từ môi trường đến đạo đức”. Người khác bảo “lễ hội thể hiện niềm tin và cả nỗi sợ thần thánh, hạn chế bớt cái ác”. Nói gì thì nói, lễ hội đã trở thành nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa của người Việt. Tuy nhiên, với thời gian, khi sự thực dụng lên ngôi và đạo đức xã hội nhiễu nhương, nhiều lễ hội đã biến tướng thành cơ hội trục lợi, mê tín, bài bạc, chặt chém dịch vụ, buôn thần bán thánh... Đã có nhiều ý kiến gay gắt đề nghị sàng lọc lại lễ hội, gạn đục khơi trong, chắt chiu tinh hoa để bảo tồn.
Tết Nguyên đán năm nay được nghỉ dài nhất - 9 ngày - nghĩa là từ 27 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng (kể cả chủ nhật). Kỳ nghỉ tết đã kết thúc nhưng dòng người trẩy hội đầu xuân vẫn chen chúc, nhộn nhịp. Lễ hội càng đông thì lao động càng vắng, năng suất càng giảm. Hàng loạt lễ hội đầu xuân được khai hội tưng bừng như Bái Đính Tràng An (Ninh Bình), đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), chùa Hương (Hà Tây, Hà Nội), Ném Thượng (Bắc Ninh), Đả Cầu Cướp Phết (Vĩnh Phúc), chợ Viềng (Phủ Dầy, Nam Định), Tịch Điền (Đọi Sơn, Hà Nam), Minh Thề (Kiến Thụy, Hải Phòng)...
Lễ hội Tịch Điền và Minh Thề còn giữ nguyên nét đẹp văn hóa cha ông, rất cần được khuyến khích. Cũng ghi nhận làng Ném Thượng đã lắng nghe dư luận, tổ chức chém lợn kín... Nhưng không ít lễ hội khác vẫn “xô bồ, nhếch nhác, bẩn thỉu, chặt chém...”. Lý do thường được đổ là do thiếu kinh phí và ý thức của người dân. Kinh phí không thiếu vì tất cả đều xã hội hóa, tiền công đức mỗi mùa được tính bằng tỉ. Ý thức của một số người dân tham gia lễ hội đúng là có phần chưa tốt. Nhưng trách người dân một thì phải trách nhà tổ chức gấp hai. Từ tầm nhìn, khả năng tổ chức, ứng xử, dự báo và giải quyết tình huống đều rất kém. Tồn tại cứ lặp lại từ năm này sang năm khác và ngày càng tệ hại.
Hằng năm, Việt Nam ước tính có trên 8.000 lễ hội  - ảnh 2Lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) 
Quảng cáo sẽ được tắt trong 14 giây
Hằng năm, Việt Nam ước tính có trên 8.000 lễ hội  - ảnh 3
Bản chất của lễ hội là văn hóa nhưng thực tế ở nhiều lễ hội lại là nơi phơi bày những nét vô văn hóa trần trụi nhất, hành hạ từ du khách đến thần thánh. Từ việc chen lấn, móc túi, nâng giá dịch vụ, chặt chém đến việc tổ chức bài bạc, mê tín, câu kết với cò vé tham quan...
Nước nào cũng có lễ hội, cũng đông đúc rừng người nhưng họ tổ chức đâu ra đấy chứ không chụp giật, dự một lần là tởn. Đã đến lúc phải trả lễ hội về đúng bản chất. Lễ hội nào ban tổ chức mấy năm qua đều bất lực cần phải thay máu, để đổi mới cách quản lý. Cần thiết tổ chức thi và đấu thầu để chọn đúng người với phương án quản lý tối ưu.
Nếu vẫn giữ cách làm như hiện nay, có lẽ không có lễ hội lại tốt hơn cho du lịch và bảo tồn văn hóa?


Nguyễn Văn Mỹ

>> Đi xem lễ hội vật cầu làng Thúy Lĩnh
>> Tham quan chùa cổ Hoằng Phúc
>> Dạo chơi lễ hội hoa xuân lớn nhất miền Bắc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.