Hồ sơ Panama: Gián điệp lợi dụng hãng luật Mossack Fonseca để hoạt động

12/04/2016 16:12 GMT+7

Gián điệp của một số quốc gia, bao gồm những người trung gian của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), đã lợi dụng dịch vụ của hãng luật Mossack Fonseca (Panama) làm bình phong cho những hoạt động của họ.

Gián điệp của một số quốc gia, bao gồm những người trung gian của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), đã lợi dụng dịch vụ của hãng luật Mossack Fonseca (Panama) làm bình phong cho những hoạt động của họ.

Gián điệp một số nước cũng lợi dụng hãng luật Mossack Fonseca (Panama) để che đậy hoạt động, trong đó có những người trung gian của CIA, theo báo Đức - Ảnh: ReutersGián điệp một số nước cũng lợi dụng hãng luật Mossack Fonseca (Panama) để che đậy hoạt động, trong đó có những người trung gian của CIA, theo báo Đức - Ảnh: Reuters
“Gián điệp và những người cung cấp thông tin cho họ đã sử dụng các dịch vụ của hãng luật quốc tế Mossack Fonseca (trụ sở ở Panama)”, tờ Sueddeutsche Zeitung (Đức) đưa tin ngày 11.4, theo AFP.
“Các gián điệp đã mở công ty để che đậy những hoạt động của họ… trong số này có những người trung gian của CIA”, theo Sueddeutsche Zeitung.
Sueddeutsche Zeitung cho hay một số khách hàng của Mossack Fonseca trong thập niên 1980 có dính líu đến vụ bê bối Iran - Contra. Trong vụ bê bối Iran - Contra, các quan chức Mỹ đã xúc tiến việc bán vũ khí cho Iran để đảm bảo các con tin người Mỹ được trả tự do và nhằm viện trợ kinh phí cho phiến quân Contra của Nicaragua.
Tờ Sueddeutsche Zeitung trước đó được một nguồn tin giấu tên cung cấp cho hơn 11,5 triệu trang tài liệu gọi là “Hồ sơ Panama”, chứa đựng thông tin hoạt động chi tiết của Hãng luật quốc tế Mossack Fonseca ở Panama trong suốt 40 năm.
Hồ sơ Panama cho thấy ít nhất 12 đương kim hoặc cựu nguyên thủ quốc gia cùng người thân, hàng chục chính khách, tỉ phú và người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực đã trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Mossack Fonseca để lập vô số công ty, phần lớn bị nghi ngờ là công ty “ma” nhằm che giấu tài sản, trốn thuế, rửa tiền hoặc che giấu những hành vi phạm tội khác.
Tờ báo này sau đó chia sẻ hồ sơ Panama cho hơn 100 hãng tin quốc tế và Hiệp hội quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ). ICIJ công bố hồ sơ Panama vào ngày 4.4.
Các quan chức tình báo cấp cao của ít nhất ba quốc gia là khách hàng của hãng luật quốc tế Mossack Fonseca (trụ sở ở Panama) - Ảnh: AFP

"Hồ sơ Panama" cũng hé lộ “những quan chức tình báo cấp cao đương nhiệm và về hưu của ít nhất ba quốc gia là Ả Rập Xê Út, Colombia và Rwanda" là khách hàng của Mossack Fonseca, theo Sueddeutsche Zeitung.
Trong số những quan chức này có ông Kamal Adham, cựu tổng giám đốc cơ quan tình báo Ả Rập Xê Út, đã qua đời vào năm 1999. Trong suốt thập niên 1970, ông Adham "từng là một trong số những người trung gian then chốt của CIA”, Sueddeutsche Zeitung cho hay.
Một tuần sau khi "Hồ sơ Panama" được công bố, nhiều nước đã vào cuộc điều tra các nghi án trốn thuế; lãnh đạo nhiều nước cũng chịu áp lực từ việc này, chẳng hạn Thủ tướng Iceland buộc phải từ chức.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.