"Hố tử thần" tại TP.HCM được xác định là do công tác đào và tái lập mặt đường không đảm bảo - Ảnh: P.T |
Kỹ sư Vũ Thị Hồng - nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, thành viên đoàn công tác liên ngành, đề xuất cơ chế truy thu hơn 311 tỉ đồng/năm từ các đơn vị thi công đào đường để phục vụ việc tái lập, khắc phục các sự cố lún sụt, đảm bảo an toàn cho người lưu thông. Bà Hồng đánh giá:
Một trong những bất cập hiện nay là chúng ta vẫn chưa có quy định chế tài đơn vị thi công thực hiện công tác đào và tái lập mặt đường không đảm bảo chất lượng kỹ thuật. Từ đây dẫn đến đường xuống cấp nhanh chóng sau một thời gian ngắn tái lập, gây lún sụt, xuất hiện các “hố tử thần”.
Khi thi công, nhà thầu vẫn bơm nước trực tiếp ra đường làm mặt đường bên ngoài phui đào bị hỏng nhanh chóng. Sau khi hoàn thành, nhiều phui đào chỉ tái lập bằng đá mà không hoàn chỉnh lớp bê tông nhựa nóng trong vòng 48 tiếng theo đúng quy định, hoặc tái lập tạm bằng cách đặt tấm thép lên phui đào gây mất an toàn cho người lưu thông.
Việc tưới nước sau công đoạn lấp cát trên các phui đào không đảm bảo, dẫn tới lớp cát không đủ độ chặt làm xuất hiện lún sụt, nhiều đường bị hư hại toàn bộ sau một thời gian tái lập… Dù nhiều phui đào khá hẹp (chỉ rộng khoảng 0,4 - 0,7m) nhưng nhà thầu vẫn thực hiện đào đường bằng máy, trong khi công tác chống đỡ thành vách không đảm bảo, cùng với chấn động của các thiết bị thi công đã khiến phần đường 2 bên phui đào yếu đi, sạt lở hàm ếch…
Ngoài ra, việc chủ đầu tư các công trình đào đường thiếu quan tâm đến chất lượng toàn bộ công trình mà chỉ tập trung giám sát phần ngầm, cũng là nguyên nhân gây ra thực trạng này.
Bà có thể phân tích cụ thể hơn về tác động của công tác đào đường đến kết cấu hạ tầng?
Chúng ta vẫn chưa có quy định chế tài đơn vị thi công thực hiện công tác đào và tái lập mặt đường không đảm bảo chất lượng kỹ thuật |
||
Chẳng hạn, đường Nguyễn Trãi sau khi đào và tái lập thì khả năng chịu lực của mặt đường chỉ còn khoảng 30%, Huỳnh Văn Bánh chỉ còn hơn 31%, Hoàng Văn Thụ còn 41%, Hồ Xuân Hương còn 35%, Lũy Bán Bích còn 37%, Điện Biên Phủ còn 46%...
Như vậy, cả về định tính và định lượng đều cho thấy chính công tác đào đường đã làm hư hại nghiêm trọng kết cấu đường, giảm cường độ chịu lực của mặt đường, trong khi những biện pháp thi công như hiện nay không thể hoàn trả mặt đường nguyên trạng như trước khi đào đường.
Nghịch lý là thời gian qua chi phí khắc phục các “hố tử thần”, thậm chí tiền mua radar dò “hố tử thần” cũng trích từ ngân sách?
Nhiều năm qua, TP.HCM triển khai hàng loạt công trình đào đường lắp đặt công trình ngầm nhưng sau đó không được sửa chữa đảm bảo chất lượng như trước khi đào. Tình trạng này đã làm tăng gánh nặng kinh phí cho công tác quản lý và bảo dưỡng đường bộ. Do đó, để có nguồn kinh phí sửa chữa, bảo trì đường sá, chúng tôi đề xuất cơ chế bồi hoàn khi đào đường lắp đặt công trình ngầm trên cơ sở lượng hóa khối lượng hư hỏng do đào đường.
Khoản bồi hoàn này được coi là chi phí hợp lý mà chủ đầu tư công trình ngầm phải trả cho Nhà nước khi sử dụng đường sá đang khai thác để thi công sửa chữa và lắp đặt công trình ngầm, và Nhà nước không còn bao cấp cho các ngành này nữa.
Tính toán cho thấy, khi đào lằn phui càng sâu thì mức độ tác động đến kết cấu cầu đường càng lớn, và do đó phí bồi hoàn phải càng nhiều. Căn cứ vào kích thước chuẩn phui đào của các đơn vị cấp thoát nước, điện lực..., có thể phân chia thành các nhóm tỷ lệ bồi hoàn khác nhau. Theo kế hoạch phát triển và cải tạo hạ tầng kỹ thuật của các ngành cấp thoát nước, điện lực, nâng cấp đô thị..., trong thời gian tới sẽ có khoảng 964 km đường được đào.
Với phui đào rộng trung bình 0,7m thì tổng diện tích đào là 674.000m2. Với đơn giá tái lập 810.000 đồng/m2 thì khoản thu bồi hoàn cho Nhà nước sẽ vào khoảng 311 tỉ đồng/năm. Nếu thực hiện được, thì mỗi năm từ 2011 - 2015, vốn cho công tác bảo trì đường bộ sẽ được bổ sung một khoản đáng kể.
Phương Thanh
Bình luận (0)