Hoa hậu Ngọc Hân: Nói thẳng, nhiều người bảo tôi 'biết một mà không biết hai'

30/10/2015 09:20 GMT+7

(iHay) Ngọc Hân vừa tham gia góp ý dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ 12 và nhận được nhiều phản hồi từ dư luận.

(iHay) Hoa hậu Ngọc Hân vừa tham gia góp ý dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ 12. Những ý kiến của chị nhanh chóng nhận được nhiều phản hồi từ dư luận.

>> “Bộ tứ hoa hậu” đọ sắc trên thảm đỏ tuần lễ thời trang
>> Hoa hậu Việt đua nhau làm giàu từ kinh doanh

hoa-hau-Ngoc-Han-gop-y-xay-dung-du-thao-van-kien-DangHoa hậu Ngọc Hân trong một lần tham gia hoạt động tình nguyện - Ảnh do nhân vật cung cấp
Thanh Niên Online đã có cuộc trao đổi với Hoa hậu Ngọc Hân về những nội dung mà chị đã góp ý.

Ngày 25.10, tại Hà Nội, Hoa hậu Ngọc Hân tham gia góp ý dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ 12.

 

Đây là buổi tọa đàm “Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam và nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ, xung kích đi đầu trong xây dựng đất nước”.Buổi tọa đàm do Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức.

* Trong tọa đàm góp ý các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ 12, chị có nói đến vấn đề cải cách giáo dục cho thế hệ trẻ, cụ thể như thế nào ạ?
Hoa hậu Ngọc Hân: Hiện tại, tôi thấy con trẻ ở Việt Nam đang phải học những giáo trình khá nặng, chưa thực sự phát huy được khả năng sáng tạo, tự tìm tòi của học sinh.
Trong khi đó, các cháu tôi ở nước ngoài, lanh lợi hơn, dù học ít hơn. So sánh với trẻ con học trường quốc tế và học trường công lập cũng là một khoảng cách lớn.
Theo tôi, một con người có lòng yêu nước thì họ phải thực sự là những người hiểu về lịch sử, về văn hoá của đất nước.
Nhưng cách giáo dục hiện nay không làm cho con trẻ thực sự yêu và hiểu lịch sử, văn hoá của đất nước, các cháu tiếp nhận những kiến thức một cách thụ động và hệ quả là chúng ta nhận được sự thờ ơ của giới trẻ đối với môn lịch sử hay những câu trả lời rất ngô nghê của con trẻ trong một chương trình truyền hình khi được hỏi "Quang Trung, Nguyễn Huệ có mối quan hệ thế nào?".
Nhiều em học sinh không biết Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ là ai, theo tôi đó là điều khiến chúng ta cần có cái nhìn toàn diện về môn lịch sử Việt Nam nói riêng và nền giáo dục Việt Nam nói chung.
Trung Quốc làm nhiều phim lịch sử rất hay, trong khi Việt Nam thiếu những bộ phim như vậy. Điều này khiến người Việt Nam từ người lớn đến trẻ em còn thuộc lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam, đó cũng là điều không khó hiểu.
Thật là báo động khi bây giờ tôi biết cũng có hiện tượng các bạn trẻ trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Đó phải chăng là tinh thần yêu nước trong giới trẻ đã giảm sút?
* Chị không hài lòng với vấn đề cải cách sách giáo khoa ở Việt Nam?
Hoa hậu Ngọc Hân: Tôi có chia sẻ tại sao phải mất hàng trăm tỉ đồng để cải cách sách giáo khoa. Tôi yêu đất nước Nhật Bản và có nhiều dịp tìm hiểu, tôi được biết Nhật Bản có 2 cuộc cải cách giáo dục triệt để, đó là thời Minh Trị, và sau cách mạng, nó đã giúp Nhật Bản đi lên như bây giờ. Họ mời giáo sư, mời chuyên gia nước ngoài tư vấn, góp ý cho việc giáo dục trong nước. Họ mang sách tiến bộ thế giới về dạy cho con em họ. Đó là quá trình đi tắt đón đầu, Nhật Bản làm cả thế kỷ trước rồi.
Mầm non là tương lai của đất nước, trẻ con không có tư duy sáng tạo tốt, đất nước khó phát triển được.
hoa-hau-Ngoc-Han-gop-y-xay-dung-du-thao-van-kien-DangHoa hậu Ngọc Hân: "Một con người có lòng yêu nước thì họ phải thực sự là những người hiểu về lịch sử" - Ảnh nhân vật cung cấp
Hoa hậu Ngọc Hân: Nói thẳng, nhiều người bảo tôi 'biết một mà không biết hai' - ảnh 3
Tôi nhận được nhiều tin nhắn, đồng tình cũng có, nhưng cũng có nhiều người làm giáo dục, trong đó có nhiều giáo viên cho rằng tôi “biết một mà không biết hai”...
Hoa hậu Ngọc Hân: Nói thẳng, nhiều người bảo tôi 'biết một mà không biết hai' - ảnh 4
* Chị có bức xúc với việc dạy và học ở Việt Nam?
Hoa hậu Ngọc Hân: Tôi hy vọng mục tiêu của môn học giờ đây là những học sinh có tư duy độc lập, dám đưa ra những ý kiến sáng tạo, có tinh thần phê phán. Từ đó trở thành những “công dân không bị đánh lừa bởi đám đông thời thế. Những con người không bị mê hoặc bởi sự tuyên truyền dối trá”. Những con người ấy “không những không xâm phạm người khác mà còn chủ động mở rộng một cách tích cực những điều mình nghĩ tốt đẹp ra xung quanh”.
Để đạt được mục tiêu giáo dục nói trên, sự “nhồi nhét” tri thức, “truyền đạt tri thức” cần bị loại trừ.
Ở đó, học sinh không tiếp nhận thụ động, vô điều kiện các tri thức do giáo viên đưa ra, coi nó là chân lý tuyệt đối. Học sinh dưới sự trợ giúp, hướng dẫn của giáo viên sẽ phải tìm kiếm các tri thức từ nhiều nguồn khác nhau và biến nó thành tư duy của mình.
* Sau những ý kiến trao đổi thẳng thắn này, chị có nhận được phản hồi nào không?
Hoa hậu Ngọc Hân: Có. Tôi nhận được nhiều tin nhắn, đồng tình cũng có, nhưng cũng có nhiều người làm giáo dục, trong đó có nhiều giáo viên cho rằng tôi “biết một mà không biết hai”...
Tôi luôn tôn sư trọng đạo. Nhưng tôi nghĩ cái gì cần thay đổi thì phải thay đổi, vấn đề trì trệ của giáo dục là thực tiễn, không phải mỗi tôi nhìn thấy mà ai cũng nhìn thấy. 
hoa-hau-Ngoc-han-gop-y-van-kien-Dai-hoi-DangHoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Ngọc Hân: "Tôi thích nói thẳng, nói thật, nói để tranh luận, tìm ra giải pháp"- Ảnh do nhân vật cung cấp
* Trong buổi tọa đàm, chị cũng góp ý rằng cần định hướng tư tưởng cho giới trẻ thông qua những thông tin trên báo chí?
Hoa hậu Ngọc Hân: Báo chí, các trang tin điện tử bây giờ đưa những thông tin về người nổi tiếng dễ dàng quá, đôi khi đó là những người không có nhiều tài năng, mà chỉ nổi nhờ scandal và vô tình tạo nên một khái niệm "dễ dàng nổi tiếng" với giới trẻ.
Theo tôi, những bản tin về người nổi tiếng này là thảm họa truyền thông, có thể “câu view” tốt, nhưng hệ quả là làm hại tư tưởng lớp trẻ, nhất là bây giờ các phương tiện vào mạng internet quá nhiều, qua điện thoại thông minh, ipad, laptop…
Một người cháu tôi chỉ mới học cấp 1 cũng nói là, cần gì học nhiều chỉ cần xinh đẹp, da trắng là nổi tiếng, có nhiều tiền...
* Trong buổi tọa đàm, chị cũng mong muốn tăng cường hơn trách nhiệm của giới trẻ trong việc giữ gìn, quảng bá văn hóa Việt Nam ngay trong nước và quảng bá ra nước ngoài?
Hoa hậu Ngọc Hân: Nước ta có nhiều làng nghề truyền thống, vì là hoạt động trong lĩnh vực văn hoá thời trang nên tôi quan tâm đến những làng nghề thêu móc, ren rua vải vóc, nhưng hiện trạng của những làng nghề đó hiện nay heo hút, nghệ nhân là người già, những người trẻ rất hiếm theo nghề.
Có những nhà thiết kế lao tâm khổ tứ với làng nghề, muốn bảo tồn nó, nhưng đó là với khía cạnh cá nhân, làm bằng tiền cá nhân. Ở Việt Nam, tôi thấy nhiều nhà văn hóa chưa được trọng dụng.
hoa-hau-Ngoc-Han-gop-y-xay-dung-du-thao-van-kien-DangHoa hậu Ngọc Hân chạy bộ cùng các bạn trẻ, đây là một trong những hoạt động vì cộng đồng thường xuyên được chị thực hiện - Ảnh do nhân vật cung cấp
* Chị là Hoa hậu Việt Nam đầu tiên góp ý dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng, cảm xúc của chị như thế nào?
Hoa hậu Ngọc Hân: Tôi thích nói thẳng, nói thật, nói để tranh luận, tìm ra giải pháp, chứ không phải chỉ để cho xong.
Tôi nghĩ, những ý kiến của tôi không mới, song, vì được nói với cương vị Hoa hậu, nó ít nhiều sẽ có những ảnh hưởng nhất định.
* Cảm ơn chị đã chia sẻ.

Thúy Hằng
(thực hiện)

>> “Bộ tứ hoa hậu” đọ sắc trên thảm đỏ tuần lễ thời trang
>> Hoa hậu Đặng Thu Thảo chọn Hoa khôi Đồng bằng sông Cửu Long
>> Hoa hậu Ngọc Hân ‘lặn lội’ mang hoa đào vào Nam chưng Tết
>> Hoa hậu Ngọc Hân đến đảo Lý Sơn nhặt rác bảo vệ môi trường
>> Hoa hậu Ngọc Hân tất bật ra mắt bộ sưu tập Xuân - Hè 2015
>> Hoa hậu Ngọc Hân diện váy hở bạo làm MC môi trường

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.