Hóa thạch cá mập 330 triệu năm

03/02/2020 09:10 GMT+7

Theo tờ New York Post , các nhà khoa học khai quật hang động Mammoth tại bang Kentucky (Mỹ) vô cùng bất ngờ khi phát hiện hóa thạch đầu của một con cá mập lớn, ước tính đã sống cách đây 330 triệu năm.

Hai chuyên gia Rick Olson và Rick Toomey tại Công viên quốc gia hang Mammoth là những người đầu tiên phát hiện khi vẽ bản đồ hệ thống hang động dài nhất thế giới này.
Phối hợp với nhà cổ sinh vật học John-Paul Hodnett, họ tìm thấy hóa thạch hàm dưới, sụn sườn và nhiều răng của một con cá mập có kích thước tương đương cá mập trắng, dài khoảng 6,5 m.
Các chuyên gia cho rằng đây là hóa thạch đầu tiên từng được tìm thấy trên thế giới của loài Saivodus striatus thuộc thời kỳ đầu của kỷ Cacbon thuộc Đại Cổ sinh. Theo chuyên gia Toomey, khu vực hang động từng là đại dương cách đây 330 triệu năm và đây là những hình ảnh đầu tiên về khu vực đại dương đó.
Sau phát hiện ban đầu, nhóm chuyên gia còn tìm thấy hàng trăm hóa thạch răng của ít nhất 10 loài cá mập trong hang động và đang tiếp tục nghiên cứu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.