Được cho là cao ráo và có thân hình khá đẹp, loài chim cánh cụt sinh sống tại New Zealand từ 25 triệu năm trước đã được các nhà khoa học phục hồi thành công hóa thạch. Hai bộ xương hóa thạch riêng biệt được phát hiện vào năm 1977, nhưng mãi 35 năm sau mới được tái thiết để trở thành một vật thể hoàn chỉnh. Con chim xa xưa này cao 1,2m, có mỏ dài và chân chèo, thân hình thanh mảnh hơn chim cánh cụt hiện đại. Theo báo Daily Mail, các nhà khoa học đặt tên cho nó là Karuiku.
Karuiku là loài chim cánh cụt lớn nhất so với 5 loài khác sống cùng thời với nó thuộc kỷ Oligocene tại New Zealand. Nơi tìm được Karuiku được coi là môi trường sống lý tưởng cho chim cánh cụt cả về nơi cư trú lẫn nguồn thức ăn dồi dào.
Các nhà khoa học hy vọng sự phục hồi hóa thạch Karuiku sẽ giúp bổ sung kiến thức về quá trình tiến hóa của loài chim cánh cụt lớn.
Tạ Xuân Quan
Bình luận (0)