‘Hội phụ nữ độc thân - thề không chồng’ và nơi giữ 2.500 kỉ vật Sài Gòn - Chợ Lớn

Lê Nam
Lê Nam
27/03/2022 10:51 GMT+7

Ý tưởng thành lập "Phòng trưng bày văn hóa người Hoa Sài Gòn - Chợ Lớn" được anh Dương Rạch Sanh nảy sinh sau lần Tụ Quần Cư dọn dẹp đồ vật cũ vào năm 2015. Đại đa số đồ vật trưng bày đều là vật dụng lúc sinh thời của những người phụ nữ độc thân Tụ Quần Cư.

Những phụ nữ độc thân đặc biệt này còn được gọi là "chị má" hoặc "bà cô", là nhóm phụ nữ quyết tâm sống độc thânTrung Quốc. Họ sang các nước Đông Nam Á làm nghề giúp việc từ những năm 1900-1942, trong đó phần lớn đã đến vùng Sài Gòn - Chợ Lớn.

Khi về già, họ lần lượt lập nên các ngôi nhà bà cô ở Phổ Thắng Đường, Nhất Đắc Đường, Hợp Thành Đường, Tái Trân Đường, Thủ Trân Đường, Tụ Quần Cư...

Những món đồ của các bà cô trong hội phụ nữ độc thân, thề không lấy chồng sử dụng lúc sinh thời

lê nam

Nhưng "nhà bà cô" hiện nay chỉ còn sót lại Tụ Quần Cư nằm ở số 150 đường Trần Quý, P.6, Q.11, TP.HCM. Những ngôi nhà khác do nhiều nguyên nhân khách quan mà nay đã không còn.

Anh Dương Rạch Sanh, chủ nhân phòng trưng bày hơn 2.500 kỉ vật

lê nam

Ý tưởng thành lập "Phòng trưng bày văn hóa người Hoa Sài Gòn - Chợ Lớn" được anh Dương Rạch Sanh (44 tuổi, Q.5, TP.HCM) nảy sinh sau lần Tụ Quần Cư dọn dẹp đồ vật cũ vào năm 2015. Đại đa số đồ vật trưng bày đều là vật dụng lúc sinh thời của những người phụ nữ độc thân Tụ Quần Cư.

Quầy bán đồ bào hoa kim chỉ của một cụ bà trong Tụ Quần Cư được tái hiện chân thật

lê nam

Cách đây gần 3 năm, anh Dương Rạch Sanh chính thức bước vào hành trình sưu tầm, lưu giữ các món đồ, kỉ vật của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn xưa, sau 20 năm gắn bó với văn hóa người Hoa khi còn công tác tại tờ Sài Gòn Giải Phóng Hoa văn.

Anh Sanh tâm huyết với văn hóa người Hoa tại TP.HCM

lê nam

Với 2.500 kỉ vật được anh kiên trì sưu tầm sau gần 3 năm, phòng trưng bày cá nhân này được phân thành nhiều chủ đề: chủ đề cưới hỏi người Hoa, chủ đề giáo dục, không gian triển lãm đồng bào người Hoa gắn với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chủ đề những vị tiền nhân làm kinh tế giỏi của khu Sài Gòn - Chợ Lớn, không gian về tiệm tạp hóa xưa của người Hoa.

Khu trưng bày chủ đề cưới hỏi của người Hoa

lê nam

Mới đây, không gian triển lãm của anh Sanh có thêm phòng tranh của các họa sĩ người Hoa nổi tiếng trước 1975. "Theo ghi nhận, mấy bức này khoảng năm 1962 tới năm 1965, còn mấy bức này 1972, đa số trên 50 năm", anh nói.

Phòng trưng bày hàng ngàn kỉ vật hiện vẫn chưa được mở cửa đón khách tham quan

lê nam

Hiện vẫn còn nhiều bà con có ý nguyện đóng góp thêm vào phòng trưng bày và anh Sanh vẫn đang trong quá trình tiếp tục sưu tầm kỉ vật.

Nhiều người biết đến phòng trưng bày đã mang kỉ vật, đồ dùng... của gia đình đến gửi tặng

lê nam

Mong muốn lớn nhất của chủ nhân hơn 2.500 kỉ vật người Hoa là sau này có thể hình thành một điểm tham quan, một bảo tàng gắn với kỉ vật đang có, qua đó quảng bá văn hóa Sài Gòn – Chợ Lớn với du khách trong và ngoài nước, giúp mọi người biết đến lịch sử hình thành Chợ Lớn. Lịch sử ấy có sự đóng góp, cống hiến của cộng đồng dân tộc người Hoa.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.