• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Hồn nhiên thị thành

12/04/2016 08:37 GMT+7

Luôn có rất nhiều câu chuyện đẹp để kể về Sài Gòn. Lòng bao dung, sự tự tế, tánh tình hào phóng,… Những câu chuyện đời thường, giản dị như bữa cơm dưa rau thôi vậy mà mỗi khi nhắc đến lại khiến người ta cảm thấy ấm lòng hoặc mỉm cười một mình hạnh phúc.

Bài: Lê Phan - Ảnh: Lê Phan

 

Họ là những người lao động bình dân nhất, cũng tất bật mưu sinh trong vòng xoay cơm áo gạo tiền. Nhưng họ luôn dành một khoảng nào đó trong trái tim mình để yêu thương, để san sẻ, để kết nối những trái tim. Chẳng hạn như…

 

… Chuyện ở hẻm Ông Tiên

Hẻm 96 đường Phan Đình Phùng đã quá nổi tiếng và quen thuộc từ vài năm trở lại đây, từ khi ông Đỗ Văn Út (vẫn thường quen được bà con gọi là Việt), “chủ xị” của rất nhiều việc làm tử tế được báo đài chú ý. Ông Đỗ Văn Út là tấm gương tiêu biểu ở hẻm này. Đến hẻm, hỏi tên ông, ai cũng biết. Thú vị là ông chẳng phải người ở hẻm mà chỉ gá nhờ mớ đồ nghề gởi xe ở đầu hẻm còn ở trọ cách đó một quãng cũng xa. Người gốc Sài Gòn, thời thanh niên, ông Út mưu sinh bằng nghề sửa xe. Sau đi bộ đội rồi về đạp xích lô. Chắt chiu được ít vốn, ông chuyển nghề buôn xe máy cũ với hy vọng đổi nghề. Trời không dung kẻ khó, bị lừa hết vốn, ông quay lại với nghề vá xe, đắp đổi qua ngày và kiếm thêm bằng vài cuốc chạy xe ôm. Mười mấy năm, kể từ lúc “gá trọ” ở đầu hẻm 96, những việc tốt ông vun vén làm cho hẻm, kể sao cho xiết!

Thoạt đầu, ông vá xe miễn phí giúp người khuyết tật. Người nghèo qua đời không có hòm chôn, ông chạy vạy đi xin, từ chủ trại đến phường làm giấy xác nhận. Nhìn người đã mất chân tay co quắp, ông chẳng ngại lấy rượu ra xoa. Mấy lúc người nhà cảm động, đưa ông ít tiền dằn túi, ông khước từ: “Thôi, quý nhau, mời ly café, điếu thuốc là được.” Mời ông ăn cơm, ông cũng khước từ. “Mình ngồi đó ăn, người ta nghĩ mình thế nào. Thà giúp xong, mình ra ngoài mua cơm ăn cũng được!” Gặp nhà cảnh khó quá, không lo được tiền đám, ông lại vận động mạnh thường quân. Lòng thương vô tư của ông được ông chủ trại hòm Vạn Phúc đồng cảm. Ông chủ trại bảo: “Thôi, mốt anh không cần xin giấy xác nhận ở phường nữa, có gì cần cứ gọi cho tui! Hòm mà, không lẽ người ta xin để dành!” Chuyện mừng chưa kịp lâu thì ông nhận được nhiều cú gọi đe dọa từ những trại hòm khác vì ông khiến họ buôn bán không được!

 

do-van-ut-01 2

Ông Đỗ Văn Út bên tủ thuốc ở hẻm 96, Phan Đình Phùng

 

Đều đặn mỗi mồng ngày mồng 1 và 15 hằng tháng, ông và vợ nấu khoảng 350 phần bún xào chay phát cho người nghèo thay vì phát cơm như trước đây. Ông bảo để người ta ăn đổi món. Ngày mới khởi xướng, ông và vợ phát 20 - 30 phần cơm, từ tiền túi. Dần dà, chuyện được nhiều người biết, ủng hộ con số dần lên. Rồi, ông lại gom góp làm một tủ thuốc đơn giản, kê cao ở đầu hẻm, ai có nhu cầu thì xài. Nhà hảo tâm biết, đem thuốc góp, có thuốc ông không biết công dụng, lại lần mò đi hỏi dược sĩ rồi tỉ mẩn viết giấy, dán vô. Thuốc nhiều, ông mang ra biếu chùa để chùa mang đi cho mái ấm, vùng sâu, vùng xa.

Thấy ông làm việc tốt, người thương ông không ít mà người ganh tỵ, ghen ghét với ông cũng nhiều. Họ nói ra nói vào, đơm đặt bảo ông vụ lợi từ hoạt động từ thiện. Chị Nhàn cho biết: “Người ta nói vậy mà hổng sợ mang tội! Tui ở đây bao nhiêu năm, dù ít nói chuyện với chú nhưng tui dám khẳng định, chú chỉ có bỏ thêm vô chứ chưa bao giờ ăn chặn, ăn xén gì dù là một miếng nhỏ nhất!” Hỏi ông, chớ người ta đồn vậy, buồn nhiều lắm không? Ông cười: “Người ta nói gì thì nói, chứ biết làm sao bây giờ!”

 

Tiệm sách Sài Gòn

Đó một tiệm sách nhỏ, bề ngang áng chừng 3m, nằm ở số 21 Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q. Bình Thạnh, có tấm bảng ghi dòng chữ “đọc sách miễn phí, cho mượn đĩa, kinh sách, bán sách giá gốc, mua rồi được quyền đổi và trả lại”. Chủ tiệm là ông Nguyễn Ngọc Cần, năm nay 63 tuổi.

Thuở nhỏ, ông rất mê đọc sách nhưng nhà nghèo thành ra, cứ thấy mảnh giấy nào có chữ là ông đọc ngấu nghiến. Thời thanh niên, ông xin được chân công chức, nhưng do khái tính, được ít lâu, ông xin thôi. Một hôm, ông nảy sinh ý định muốn làm một cái gì đó, vẫn giúp được nhiều người mà được tự tại, an nhiên lúc tuổi xế chiều. Tình cờ, đọc được cuốn sách dạy về Phật pháp quá thú vị. Lại thấy nhiều người bạn muốn tìm hiểu mà không biết ở nên đọc ở đâu cho hay, cho đúng nên ông quyết định mở tiệm sách đọc miễn phí.Ông về nói với má, bàn với vợ, mở tiệm sách. Má ông lo, thằng con trai hiền lành như đất, trước giờ có biết tính toán, làm ăn gì mà buôn với bán. Bà không cản nhưng cũng không ủng hộ. Vợ ông nắm tay chồng, ông làm gì thấy vui là được. Năm 2009, tiệm sách ước mơ của ông ra đời phía trước mặt tiền ngôi nhà ông đang ở, nhờ vào số vốn 300 USD của người em gái.

 

tiem-sach-01

Ông chủ tiệm sách Nguyễn Ngọc Cần

 

Hiện, tiệm đã có hơn 5.000 đầu sách các loại, được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp trên những chiếc kệ cao vút, phân chia thành từng mục. Phía ngoài tiệm, chủ tiệm chừa một khoảng sân trước đặt cái bàn trà, vài chiếc ghế gỗ và một chiếc ghế đá để khách khứa thoải mái chuyện trò. Công việc hằng ngày của chủ tiệm là mỗi sáng chạy cái xe cà tàng đi khắp các hiệu sách. Nơi nào có sách phù hợp là ông tìm đến, không quản nắng nôi, mưa gió. Với ông, chỉ cần được nhìn thấy khách tìm được cuốn sách họ thích và ngấu nghiến đọc là mãn nguyện. Đều đặn mỗi chiều, đúng 3 giờ, ông lục tục pha trà, nấu thêm nước sôi, bưng hũ kẹo bánh và mở cửa. Bất kể ngày lễ tết, tiệm sách của ông lúc nào cũng tấp nập người ra vào.

Khách đến tiệm, thuộc nhiều độ tuổi, bất kể là ai, đều được ông niềm nở đón tiếp: “Coi lựa gì thì cứ tự nhiên nhen”, rồi ông để khách tự nhiên, quay sang tiếp câu chuyện đang dở với bạn bè hoặc một khách thân thiết nào đó. Khách cần cuốn sách nào, có thể nhờ chủ tiệm tìm giúp. Nếu tiệm không có, ông sẽ cẩn thận ghi chú vào một quyển sổ nhỏ, nói sẽ tìm giúp đó đây, dặn bữa nào quỡn cứ ghé lại. Khách, chọn sách xong có thể thoải mái ngồi đọc, khát có thể uống trà, pha một cốc café, nhâm nhi bánh kẹo. Lỡ khách thích mà đang đọc dở, muốn mượn về, chủ tiệm cười phóng khoáng: “Ờ, cứ lấy!”, không cần thế chấp tiền cọc hay biên nhận, không giới hạn thời gian. “Số sách này chú đã chọn lọc rất kĩ rồi, nếu lỡ có mượn mà quên trả cũng hy vọng họ sẽ chuyển cho càng nhiều người mượn nữa thì càng tốt.” – ông móm mém cười khi được hỏi có sợ mất sách không.

 

WP 20160115 005

 

Khách yêu cuốn sách nào quá, ngỏ ý mua, ông để lại với giá chỉ nhỉnh hơn phân nửa giá bìa một ít. Mà mua rồi, về nhà đọc không thấy thích, có thể đem đổi hoặc trả lại. Ai nghe chuyện cũng giật mình. Kinh phí đâu mà bù vào cho đủ? Chủ tiệm an nhiên: “Coi vậy chớ người này biết, người kia biết chú mua không phải để kinh doanh nên mấy hiệu sách toàn để giá sỉ cho chú không hà. Một cuốn cũng tính giá sỉ nữa, mặt bằng mình cũng đâu phải thuê đâu.” Rồi, ông chỉ qua bàn trà: “Đây, như trà, café rồi bánh kẹo này là do mọi người đem tới không đó chứ chú không có mua. Nhiều khách quý, giúp cũng ý tứ lắm. Giả dụ người ta mua cuốn sách, giá chừng đó người ta cố tình trả cao hơn. Có người thì đem sách qua biếu.”

 

 

Top
Top