Hủ tiếu Nam Vang – Nhân Quán: Phiên bản “Việt hóa” thú vị

19/02/2013 04:56 GMT+7

Nếu đã vào một tiệm hủ tiếu của người Hoa và kêu một tô hủ tiếu, hẳn người bán sẽ hỏi bạn: “Anh/chị ăn hủ tiếu mềm hay hủ tiếu dai?”. Và bạn sẽ hơi tần ngần đôi chút giữa 2 lựa chọn: cọnghủ tiếu mềm bản to thoạt nhìn như bánh phở, hay là loạihủ tiếu cọng nhỏ dai dai mà ta thường thấy ở bất kỳ quán hủ tiếu Sài Gòn nào? Bởi cọng nhỏ dai dai phù hợp hầu hết với các loại hủ tiếu tôm, gà, cật, xá xíu… trong khi cọng mềm ăn ngon nhất với hủ tiếu cá. Nói thêm một chút về cọng hủ tiếu dai. Đây là một biến thể của hủ tiếu từ những người Mẫn Nam (Phúc Kiến) trong giai đoạn di cư về phía những nước Đông Nam Á, với bột gạo là nguyên liệu chính. Như ở Campuchia hủ tiếu được gọi là "kuy teav", ở Việt Nam gọi là "hủ tiếu", ở Thái Lan là "kuai tiao" cũng như các nước lân cận Malaysia, Singapore và Brunei gọi là "kway teow" (nhưng lại là cọng hủ tiếu mềm). Lại nói về mónhủ tiếu Nam Vang, cách thưởng thức hủ tiếu món ăn này cũng khá gần gủi với cách ăn mì hay hủ tiếu của người Hoa khi cũng có 2 phiên bản nước và khô. Từ một món ăn sáng phổ biến ở Phnompenh, nay món ăn này xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn cũng như bất kể sáng trưa chiều tối bạn đều có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này. Tiệm Nhân Quán mà tôi giới thiệu hôm nay cũng là một trường hợp tương tự khi quán chỉ bán từ 3h chiều cho đến 5h sáng.

 Hủ tiếu Nam Vang – Nhân Quán: Phiên bản “Việt hóa” thú vị 1
Tô hủ tiếu nước quen thuộc

Nếu đã vào một tiệm hủ tiếu của người Hoa và kêu một tô hủ tiếu, hẳn người bán sẽ hỏi bạn: “Anh/chị ăn hủ tiếu mềm hay hủ tiếu dai?”. Và bạn sẽ hơi tần ngần đôi chút giữa 2 lựa chọn: cọng hủ tiếu mềm bản to thoạt nhìn như bánh phở, hay là loại hủ tiếu cọng nhỏ dai dai mà ta thường thấy ở bất kỳ quán hủ tiếu Sài Gòn nào? Bởi cọng nhỏ dai dai phù hợp hầu hết với các loại hủ tiếu tôm, gà, cật, xá xíu… trong khi cọng mềm ăn ngon nhất với hủ tiếu cá.

Nói thêm một chút về cọng hủ tiếu dai. Đây là một biến thể của hủ tiếu từ những người Mẫn Nam (Phúc Kiến) trong giai đoạn di cư về phía những nước Đông Nam Á, với bột gạo là nguyên liệu chính. Như ở Campuchia hủ tiếu được gọi là "kuy teav", ở Việt Nam gọi là "hủ tiếu", ở Thái Lan là "kuai tiao" cũng như các nước lân cận Malaysia, Singapore và Brunei gọi là "kway teow" (nhưng lại là cọng hủ tiếu mềm).

Lại nói về món hủ tiếu Nam Vang, cách thưởng thức hủ tiếu món ăn này cũng khá gần gủi với cách ăn mì hay hủ tiếu của người Hoa khi cũng có 2 phiên bản nước và khô. Từ một món ăn sáng phổ biến ở Phnompenh, nay món ăn này xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn cũng như bất kể sáng trưa chiều tối bạn đều có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này. Tiệm Nhân Quán mà tôi giới thiệu hôm nay cũng là một trường hợp tương tự khi quán chỉ bán từ 3h chiều cho đến 5h sáng.

 Hủ tiếu Nam Vang – Nhân Quán: Phiên bản “Việt hóa” thú vị 2
Phiên bản hủ tiếu khô với những chi tiết “Việt hóa” thú vị
như bông cải trắng, hẹ và cả... ngó sen nữa

Cuối những năm 90 Nhân Quán vẫn chỉ là một quán ăn nhỏ xíu với chiếc xe hủ tiếu quen thuộc trên con đường đông đúc Nguyễn Thượng Hiền ở quận 3. Kinh doanh hiệu quả nên quán mua từ từ những căn nhà xung quanh và hình thành nên một cụm quán gồm nhiều căn liên kế nhau. Nay thương hiệu hủ tiếu Nam Vang Nhân Quán đã có đến 4 tiệm ở nhiều quận khác nhau, đó chưa là kể những quán có cách bán tương tự cũng như “trùng tên” Nhân Quán.

Bên cạnh phiên bản hủ tiếu nước khá đậm đà và vừa miệng, tô hủ tiếu khô mới là đỉnh cao của Nhân Quán. Thoạt nhìn qua ta thấy ngay những chi tiết “Việt hóa” thú vị dành cho món hủ tiếu Nam Vang quen thuộc này: nào là tôm tươi, bông cải trắng, hẹ và cả… ngó sen nữa. Nhưng thêm vào không phải cho đẹp mắt mà chính cái dòn ngọt của cải trắng, một chút chua chua của ngó sen quyện vào những con tôm kia rồi mới kết hợp cùng vị tỏi phi thơm lừng chính hiệu Nam Vang để cho ra cái vị riêng đặc trưng của Nhân Quán. Ăn khô cũng thấy được cái cầu kỳ của công đoạn “trộn bánh” – phần sáng tạo thêm của người Việt khi đánh bánh hủ tiếu cho tơi ra rồi trộn với các loại sốt. Nhờ vậy mà tô hủ tiếu khi bưng ra cọng bánh có màu sậm và rất đậm đà, khác với cách truyền thống của người Hoa là trụng cọng bánh xong rồi mới chan tốp mỡ và hỗn hợp hắc xì dầu lên để cho thấm từ từ.

 

Tô hủ tiếu Nhân Quán cho ta thấy điều kỳ diệu của ẩm thực Sài Gòn khi “Việt hóa” tô hủ tiếu Nam Vang một cách hài hòa nhất có thể. Để thực khách thưởng thức một món ăn vốn đã có cái “chuẩn riêng” mà vẫn để lại dấu ấn, hẳn cũng là cái hay, cái tài hoa của người chủ quán. Một phiên bản độc đáo không thể bỏ qua của hủ tiếu Nam Vang tại Sài Gòn.

P.V

 Hủ tiếu Nam Vang – Nhân Quán: Phiên bản “Việt hóa” thú vị 3
Hủ tiếu Nam Vang – Nhân Quán
CN1: 72 Nguyễn Thượng Hiền, phường 05, quận 03
CN2: A67 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 01
CN3: 27Q Âu Cơ, phường 14, quận 11
CN4: 23/9 Quốc lộ 50, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh
Mở cửa: 3h chiều đến 5h sáng
Giá: Hủ tiếu Nam Vang: 55.000đ/tô
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.