Với Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền VN lần thứ 5 - 2014, Bình Định đã trở thành nơi hội tụ của những người yêu mến võ thuật toàn thế giới.
>> Giải võ cổ truyền và boxing có hạng cân cho nữ
>> Xác định những tân vương của võ cổ truyền
>> Võ cổ truyền VN gia nhập Hiệp hội Võ thuật thế giới
|
Với hơn 1.500 võ sư, võ sĩ của 60 đoàn quốc tế và 63 đoàn trong nước tham dự, liên hoan lần này có số lượng võ sư, võ sinh đông hơn rất nhiều so với các lần trước. Trong đó có những môn phái võ cổ truyền VN ở nước ngoài rất nổi tiếng như: Sơn Long quyền thuật (Pháp, Thụy Sĩ), Bình Định Sa Long Cương (Ý, Pháp) Tráng sĩ đạo (Nga, Áo, Bỉ, Pháp, Congo), Thanh Long võ đạo (Pháp), Thủy pháp VN (Bỉ)...
|
Với số lượng hơn chục người, Sơn Long quyền thuật (Pháp, Thụy Sĩ) là đoàn nước ngoài có số võ sư, võ sinh tham dự liên hoan đông nhất. Môn phái này do cố võ sư Nguyễn Đức Mộc (1913 - 2009, sống ở Paris) sáng lập năm 1945, hiện do võ sư Olivier Barbey (Thụy Sĩ, đại đệ tử của võ sư Mộc) làm chưởng môn và đang có khoảng 10.000 võ sư, võ sinh ở các nước Pháp, Thụy Sĩ, Áo, Burkina Faso, Algeria... Olivier Barbey là người có công đưa võ cổ truyền VN vào dạy tại Tổng liên đoàn Trường Bách khoa Lausan (EPFL.Université Lausan.NE, Thụy Sĩ), nơi đặt trụ sở Ủy ban Olympic châu Âu. Vợ chồng võ sư Olivier Barbey cùng võ sư Sarah Barbey và con trai đã 5 lần đến Bình Định tham dự liên hoan võ và cũng được nhiều võ sinh xem là “gia đình sứ giả võ thuật cổ truyền VN”.
Nhiều người dân Bình Định cũng rất yêu mến môn phái Thủy pháp VN tại Bỉ. Ngoài biểu diễn các bài nhu quyền uyển chuyển, đẹp mắt hay cương quyền đầy mạnh mẽ, người “ghi điểm” cho môn phái này là võ sư Jean Philippe (Bỉ), trưởng đoàn Thủy pháp VN. Khi giới thiệu về môn phái của mình với khán giả hay trao đổi với các võ sinh khác, Jean Philippe đều dùng tiếng Việt. Ngoài Jean Philippe, còn có rất nhiều võ sư, võ sinh là người Nga, Bỉ, Pháp... “chính hiệu” nhưng lại nói tiếng Việt rất sõi vì “muốn lĩnh hội võ thuật của VN”.
|
Đoàn võ sĩ Nhật Bản gồm các môn phái kendo, sumo, karate cũng để lại ấn tượng rất sâu sắc với người dân Bình Định. Không chỉ bởi những thế võ mạnh mẽ mà còn bởi hình ảnh rất thân thiện, gần gũi. Nhiều người rất bất ngờ khi trưởng đoàn kendo là võ sư Murayama Shunji, người từng tham gia đóng phim Võ sĩ đạo cuối cùng. Hình ảnh các võ sĩ sumo khổng lồ “thi đấu” rất vui vẻ với trẻ em VN tại các buổi giao lưu võ thuật sẽ còn được nhiều người dân ở Quy Nhơn nhắc đến.
“Võ VN rất đặc biệt” Sáng 3.8, các đoàn võ tiếp tục đến những võ đường để giao lưu, học hỏi và trình diễn những màn võ thuật độc đáo của từng môn phái. Võ sinh Kassim Tembely (thuộc môn phái Võ kinh Vạn An phái tại Pháp) tham gia biểu diễn tại Tây Sơn chia sẻ: “Tôi đến với võ VN vì đây là một môn võ rất đặc biệt, phù hợp với tất cả mọi người, mọi giới. Bên cạnh đó, những cách thức sử dụng tay, chân và cả binh khí đều đem lại hiệu quả cao. Tôi mong muốn sẽ được học hỏi thêm nhiều cái hay, cái đẹp từ võ cổ truyền thông qua những đợt giao lưu bổ ích như thế này”. Tâm Ngọc |
Hoàng Trọng
Bình luận (0)