Iran - yếu tố tạo khác biệt trong cuộc chiến doanh số giữa Airbus và Boeing

15/01/2017 15:45 GMT+7

Hai thập niên qua, Airbus và Boeing không ngừng cạnh tranh trong cuộc đua giành đơn đặt hàng thị trường máy bay phản lực 120 tỉ USD mỗi năm. Thông thường, cái tên chiến thắng luôn được xác định rõ ràng.

Hãng tin Reuters cho hay đến ngày 11.1, Airbus giữ vị trí quán quân khi thông báo có tổng cộng 731 đơn đặt hàng máy bay vào năm ngoái, đánh bại đối thủ Boeing đến từ Mỹ với 668 đơn đặt hàng cùng kỳ.
Nổi bật giữa cuộc đua của hai nhà sản xuất máy bay hàng đầu phương Tây là Iran, đất nước đứng lên sau nhiều thập niên chịu lệnh trừng phạt quốc tế và đặt các đơn hàng mới trị giá hàng tỉ USD. Do nhu cầu yếu ở nhiều nơi khác, việc Iran quay lại sàn quốc tế mang sức nặng lớn.
Song trong khi báo cáo của Airbus có ghi nhận 98 trên tổng số 100 máy bay mà Iran đặt hàng từ hãng, Boeing lại không cộng vào 80 máy bay mà quốc gia Trung Đông mua từ công ty. Hiện chưa rõ tiêu chuẩn báo cáo doanh số của từng doanh nghiệp, và vì sao Airbus chính thức báo cáo đơn đặt hàng từ Iran còn Boeing lại không. Lúc này, Airbus đang đẩy mạnh quá trình bán hàng. Iran nhận máy bay Airbus đầu tiên hôm 11.1, trong khi máy bay Boeing sẽ bắt đầu được giao từ năm 2018.

tin liên quan

5.900 tỉ USD đổ vào máy bay mới trong 20 năm tới
Các hãng hàng không sẽ đặt mua số máy bay mới tổng trị giá 5.900 tỉ USD trong 20 năm tiếp theo để bắt kịp với mức tăng trưởng du khách ở các nước mới nổi, chẳng hạn như Trung Quốc, hãng Boeing cho biết.
Một nguồn thạo tin của Boeing cho hay hãng này sửng sốt khi biết Airbus có thể hoàn thiện toàn bộ các đơn hàng đến từ Iran. Nguồn thạo tin từ Airbus thì cho hay các số liệu cuối năm của công ty đã được kiểm toán một cách chặt chẽ. Giới phân tích nhận định việc báo cáo chính thức các đơn hàng từ Iran một phần phụ thuộc vào trạng thái giấy phép xuất khẩu Mỹ mà hai công ty cần phải có vì họ phụ thuộc nhiều vào nước này.
Dù ''thất trận'' trong cuộc chiến giành số lượng đơn đặt hàng, giới chuyên gia nói rằng Boeing cuối cùng cũng sẽ hưởng lợi từ quá trình bán hàng chậm trễ của Airbus cho Iran, nếu hãng có thể tận dụng sự hiện diện của đối thủ tại Iran để giúp các thỏa thuận riêng của mình được thông qua giữa cảnh đảng Cộng hòa tại Mỹ phản đối.
Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump từng chỉ trích thỏa thuận hạt nhân quốc tế, vốn là yếu tố giúp dỡ bỏ lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran. Các đơn hàng đến từ quốc gia Trung Đông giúp ích nhiều cho hai hãng sản xuất tàu bay giữa cảnh nhu cầu sa sút, cụ thể là tổng đơn hàng mới xuống thấp hơn số hàng đang giao lần đầu kể từ năm 2009. Theo nhiều nhà phân tích, số lượng đơn đặt hàng máy bay mới hiện rất thấp sau một thập niên tăng trưởng mạnh, và điều này phù hợp với các chỉ số thể hiện chu kỳ ngành hàng không vũ trụ đang yếu đi.

tin liên quan

Boeing đang 'đau đầu' vì ông Donald Trump
Nhiều cựu giám đốc và nhà điều hành hiện thời của hãng Boeing, nhà xuất khẩu lớn nhất Mỹ, cho hay họ lo lắng nhiều về lập trường đối đầu với Trung Quốc của ông Trump.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.