Đây là kết quả đáng buồn nhưng khó tránh khỏi. Ý tưởng rất hay và đáng khích lệ, thậm chí rất cần thiết và cấp thiết. Tuy nhiên, nếu muốn hạn chế và kiểm soát buôn bán vũ khí thì phải chế tài cả bên bán lẫn bên mua. Trong khi đó, buôn bán vũ khí luôn đem lại mức lãi khổng lồ. Hiện tại, giữa lúc chính trị an ninh, chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn rất thời sự, bạo lực vẫn được sử dụng vì những tham vọng quyền lực, thì ngành buôn bán vũ khí sẽ vẫn rất phát triển. Khi đó, vẫn không thiếu bên mua và sử dụng vũ khí.
Mỹ là nước sản xuất và buôn bán vũ khí lớn nhất thế giới. Nền công nghiệp quân sự ở đây có quyền uy rất lớn. Lực lượng cổ súy cho vũ khí rất mạnh. Chẳng có tổng thống và ứng cử viên tổng thống nào ở Mỹ muốn đắc cử và tái cử lại dám gây sự với lực lượng trên. Anh, Trung Quốc, Nga, Đức và nhiều nước khác nữa cũng ganh đua quyết liệt với Mỹ về buôn bán vũ khí. Cho nên không chỉ lần này, mà cả những lần đàm phán tới cũng chưa đưa lại kết quả khả quan hơn.
La Phù
>> Tái điều tra cái chết của cựu Tổng thư ký LHQ Dag Hammarskjold
>> LHQ lên án vụ thảm sát ở Syria
>> Mỹ có thể bỏ qua LHQ để can thiệp vào Syria
>> LHQ sẽ phát cảnh báo khẩn về siêu virus Flame
Bình luận (0)