Theo đó, Giáo sư Phan Trọng Luận - Tổng chủ biên SGK Ngữ văn 10 (theo chương trình chuẩn) có một số giải thích như sau:
Nhất trí không đưa chi tiết “làm mắm” vào sách mà chỉ nên dừng lại ở cái chết của Cám là vừa đủ vì chi tiết “làm mắm” quá rùng rợn, không có lợi cho việc giáo dục, nhất là khi tình trạng bạo lực xã hội và bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng. Theo phương án này, sách chuẩn và sách nâng cao đều thực hiện giống nhau. Tuy nhiên, ở 2 bộ sách khác nhau về chi tiết “Tấm cho dội nước sôi” (sách chuẩn) và “Cám tự sai người dội nước sôi” (sách nâng cao). Cách kết thúc có khác nhau nhưng đều thống nhất: thể hiện tư tưởng “cái ác sẽ bị trừng phạt”. Có khác nhau về chi tiết này vì người soạn sách lấy từ nhiều nguồn khác nhau mà văn học dân gian bao giờ cũng có nhiều dị bản. Ngay truyện Tấm Cám cũng có hơn 10 dị bản. Đó là đặc thù của văn học dân gian.
Hơn nữa, một nguyên tắc quan trọng mà sau này người biên soạn sách vẫn còn phải tuân thủ là, một mặt tôn trọng văn bản, nhưng mặt khác lại phải chú trọng yêu cầu của giáo dục. Chuyện khác nhau nhất định giữa văn bản của tác giả với văn bản trong SGK đã từng và sẽ còn xảy ra.
T.N
Bình luận (0)