Đối với Pakistan, việc vận hành, kiểm soát và kinh doanh cảng biển trên trước hết tạo ra lợi ích kinh tế và tăng cường gắn bó với Trung Quốc. Islamabad chấp nhận "trả giá" để ràng buộc Bắc Kinh vào lợi ích chung. Cả hiện tại lẫn lâu dài, Trung Quốc nổi trội hơn hẳn Singapore trong dự án này. Về chính trị an ninh và địa chiến lược ở khu vực, Pakistan chiếm vị trí quan trọng trong chính sách của Mỹ và nhiều đối tác khác. Thế nhưng, với Islamabad, chẳng bên nào bằng Bắc Kinh trong cương vị đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Cảng Gwadar chẳng khác gì một căn cứ của Trung Quốc ở nước ngoài và rất cần cho Bắc Kinh để thực hiện chiến lược biển. Năm ngoái, Bắc Kinh và Islamabad ký thỏa thuận về việc Trung Quốc giúp Pakistan xây dựng tuyến đường cao tốc xuyên đất nước này. Cảng biển trên kết hợp với tuyến đường cao tốc giúp Trung Quốc có thêm cửa ngõ mới thông thương khắp châu lục và kết nối các cửa ngõ đó với nhau tạo thành mạng lưới.
Ngoài ra, cảng Gwadar còn là cánh cổng án ngữ eo biển Hormuz giúp Trung Quốc có cơ hội và điều kiện tăng vị thế trong các vấn đề chính trị an ninh, giao thương ở khu vực. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Iran và những vương triều vùng Vịnh. Vì thế mới nói khách được lợi hơn chủ rất nhiều.
La Phù
>> Đánh bom tại Pakistan, 81 người chết
>> Iran sẽ lập căn cứ hải quân mới gần Pakistan
>> Ấn Độ, Pakistan đọ súng
>> Taliban đe dọa người bán phim khiêu dâm ở Pakistan
Bình luận (0)