• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Khăn piêu của người Thái, chiếc khăn hái lượm

19/06/2020 18:00 GMT+7

Chữ piêu trong từ khăn piêu là nói đến cây rau dớn mọc ở suối. Nó cũng mang ý nghĩa của người phụ nữ, của săn bắn hái lượm trong văn hóa Thái.

Trong kho tàng đặc sắc của trang phục các dân tộc Việt Nam phải kể đến bộ trang phục của phụ nữ dân tộc Thái. Bộ trang phục với khăn, áo, váy, túi theo tiếng Thái lần lượt là piêu, xửa cỏm, xỉn, thông đã tạo nên bản sắc và tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng cho phụ nữ vùng cao tây bắc.

Bộ trang phục là sự phối hợp rất hài hòa của màu sắc với sự nền nã của áo ngắn (xửa cỏm) bó sát eo với váy đen tuyền xen giữa là chiếc cạp váy tạo dáng thắt đáy lưng ong khiến cho vẻ đẹp của các cô gái miền sơn cước này có những nét rất riêng không trộn lẫn với bất cứ dân tộc nào. Hàng cúc áo (phạ khau) trên áo bằng bạc có hình con bướm. Thể hiện tín ngưỡng âm dương, khi cài vào nhau có nghĩa là âm dương giao thoa. Áo cỏm có sự phân biệt giữa hai nhóm Thái đen và Thái trắng. Với áo của nhóm Thái đen, dải viền hai vạt giao nhau (ở cửa áo) để cài cúc không liền với cổ áo tạo theo kiểu cổ đứng, trong khi áo của nhóm Thái trắng thì cổ và đường viền đó liền một dải.

Mỗi chiếc khăn piêu là một tác phẩm nghệ thuật - Ảnh Ngọc Thành

Nhưng nổi bật nhất trong bộ trang phục đó là chiếc khăn piêu đầy sắc màu độc đáo. Khăn piêu được dệt từ sợi bông như cách làm thổ cẩm truyền thống, sau đó nhuộm chàm. Tới khi vải khô, người phụ nữ Thái bằng cách thêu xéo (luồn chỉ đan vào mặt vải) tạo ra chiếc khăn mang hoa văn rực rỡ và bắt mắt điển hình cho nghệ thuật trang trí của dân tộc Thái ở Việt Nam. Đó là những hoa văn đặc trưng thể hiện các con vật trong đời sống như: hươu, bướm, chim, voi... hay hình mặt trăng, cây dương xỉ trên khăn và các bộ phận cóp piêu (viền diềm), hu piêu (tai piêu), cút piêu.

Một chiếc khăn piêu được giới thiệu trong trưng bày - Ảnh Ngọc Thành

Người phụ nữ Thái gắn bó với chiếc khăn piêu - Ảnh Khiếu Minh

TS Trần Hữu Sơn - Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết, khăn piêu gắn với một biểu tượng đặc biệt trong văn hóa Thái - cây piêu. Chữ piêu là biểu tượng cho cây rau dớn mọc ở suối. Nó vừa mang ý nghĩa là biểu tượng cho người phụ nữ, vừa gắn bó mật thiết với văn hóa hái lượm của người Thái. Trên khăn piêu bao giờ cũng có hình ngọn của cây rau dớn. Người Thái còn có những bộ biểu tượng để trang trí trên nóc nhà (bộ khau cút), trong đó có những bộ cút piêu, nghĩa là tượng trưng cho cây piêu. Cũng vì thế, có người cho rằng piêu chính là biểu tượng đặc trưng cho tô-tem của người Thái.

Điệu múa với chiếc khăn piêu - Ảnh Khiếu Minh

Chiếc khăn piêu là biểu tượng và vẻ đẹp của người phụ nữ Thái luôn gắn liền với đời sống sinh hoạt thường ngày nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội, đặc biệt khăn piêu còn dùng trong các điệu múa xòe... Bất cứ phụ nữ người Thái nào cũng được dạy làm khăn piêu từ nhỏ để rồi ai cũng tự làm chiếc khăn của riêng mình với những họa tiết riêng hiếm gặp.

Giúp nhau choàng khăn piêu - Ảnh Ngọc Thành
 
Top
Top