Khi lính 'phòng không' làm nữ dân phòng

10/01/2018 14:08 GMT+7

'Tụi này đi hoài nên không có ông nào thèm để mắt, giờ ế mất tiêu rồi, em viết báo về tụi chị sao mà kêu gọi cho tụi chị mỗi người một ông đi'.

Đó là lời tâm sự nửa đùa nửa thiệt của những lính “phòng không” trong Đội nữ dân phòng vùng đồng bào dân tộc xã Xuân Phú (H.Xuân Lộc, Đồng Nai).
Phụ nữ đi đêm chỉ có ngoại tình (?!)
Năm 2011, nhìn thấy những tỉnh thành khác đều có đội nữ dân phòng, giúp ích rất nhiều trong công tác giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương, chị Trương Thị Ngọc Hạnh (43 tuổi) Chủ tịch Hội phụ nữ xã Xuân Phú liền nghĩ đến việc thành lập một đội như vậy ở xã mình. “Khi đề xuất lên là được chính quyền địa phương, các cấp ngành đồng ý ngay, họ nói phụ nữ mà làm được vậy là rất quý”, chị Hạnh nhớ lại.
Vậy là đội nữ dân phòng ra đời với 15 thành viên (tuổi đời từ 30 trở lên) do chị Hạnh làm đội trưởng, trong đó hơn 50% thành viên là người dân tộc nên đặt tên là “Đội nữ dân phòng vùng đồng bào dân tộc”, điều đặc biệt nữa là có đến 9/15 thành viên là lính “phòng không” (không có chồng).
Thời gian đầu khi mới đi vào hoạt động, Đội gặp nhiều khó khăn, nhất là chưa nhận được sự tôn trọng của người dân. Theo chị Hạnh thì “Đa số là chê bai, chế giễu, nói mấy bà mà làm được gì? Rồi đàn bà con gái đi đêm hôm vậy chỉ có ngoại tình. Nhưng sau đó chúng tôi đã chứng minh cho họ thấy họ đã sai.”
Chia sẻ với chúng tôi, chị Hạnh cho hay lợi thế kinh nghiệm la 2 gì là nếu mình hiểu rõ lối sống, phong tục tập quán của họ thì khuyên giải, can ngăn rất dễ, đó là lý do tại sao trong đội nữ dân phòng lại có nhiều thành viên là người dân tộc như vậy” vị nữ đội trưởng lý giải.
Chị Trần Thị Ngọc Hồng (46 tuổi) đội phó tiếp lời: “Một lợi thế nữa là khi đi giải quyết các trường hợp này, mặc dù ông chồng đang nóng giận, có người lạ tới can thiệp vào chuyện gia đình thì họ càng bực tức nhưng thấy toàn là phụ nữ nên họ cũng ngại và nể, không đám đánh. Khi khuyên giải lại dùng lời lẽ có lý. có tình nên họ phục và nghe theo”.
“Ngoài ra, tụi này còn tham gia cảm hóa những thanh thiếu niên nghỉ học sớm, chơi bời, hư hỏng, vận động và tạo điều kiện cho đi học nghề phụ giúp gia đình. Từ đó mọi người mới hết dèm pha, có thái độ thiện cảm hơn về đội.”, chị Hồng cho biết thêm.
Đi hoài nên không ông nào để ý
Về công tác trực đêm, đội chia ra làm 3 tổ, mỗi tổ 5 người thay phiên nhau trực các ngày trong tuần và cùng đi tuần với lực lượng công an khi có yêu cầu.
Khi được hỏi ‘Các chị đi hoài vậy rồi chồng có phàn nàn gì ko?”, thì các chị cười nhẹ rồi đáp: “Tụi chị phòng không”. Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên, chị Hạnh vội giảng giải với giọng điệu nữa đùa nửa thiệt: “Là không có chồng đó, đội này nhiều lắm, lúc mới thành lập có đến 9 người lận, bây giờ thì còn 6 thôi nhưng ế mất tiêu rồi, đi hoài nên không ông nào không thèm đê mắt, em viết báo về tụi chị sao mà kêu gọi cho tụi chị mỗi người một ông đi”.
Về điều kiện kinh tế, theo chị Hạnh hầu hết đều có cuộc sống rất khó khăn, có người phải cạo từng hạt điều, lượm từng lon nước ngọt để bán ve chai nhưng tối đến là khoác lên chiếc án dân phòng hăng hái đi làm. “Làm vì sự nhiệt tình là chủ yếu, chứ nếu tính toán làm vì tiền thì đội rã lâu rồi, vì ngoài tiền lương 790.000 đồng/người/tháng (trước đó chỉ 336.000 đồng) thì chẳng còn nguồn phu4 cấp nào.” Chị Hạnh than thở.
Trả lời Thanh Niên, Thượng tá Nguyễn Hải Âu, phó Trưởng Công an H.Xuân Lộc (Đồng Nai) đánh giá hoạt động của Đội nữ dân phòng vùng đồng bào dân tộc xã Xuân Phú rất hiệu quả. Đội luôn đồng hành cùng lực lượng công an xã trong các kế hoạch tuần tra, góp phần giữ gìn an ninh trật tự. Bản thân nhiều thành viên của đội lại là người dân tộc nên nắm rõ tâm tư, tình cảm, phong tục tập quán của cộng đồng người dân tộc, vì vậy làm rất tốt công tác hòa giải rất tốt, xử lý được những xích mích nhỏ, hạn chế được các vụ án hình sự xảy ra.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.