Khi nào phạt, khi nào nên khuyến cáo?

04/11/2006 23:24 GMT+7

Tôi thấy quy định về phạt người không đội mũ bảo hiểm là một quy định cần phải bàn lại. Luật chỉ nên phạt khi hành vi của người này gây hại cho người khác. Cần phân biệt rõ cái lợi của việc đội mũ bảo hiểm với việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm.

Có những vấn đề rất có hại cho cá nhân,  nhưng chính quyền vẫn không có quyền bắt buộc để xử phạt. Ví dụ: Hút thuốc - mỗi năm số người chết vì hút thuốc bằng tổng số người chết do tai nạn, cộng với bệnh lao, bệnh AIDS theo báo cáo khoa học của thế. giới. Cái hại do uống rượu cũng tương tự... Luật chỉ cấm say xỉn làm mất an ninh trật tự, cấm hút thuốc lá nơi công cộng. Còn để bảo vệ cho cá nhân (uống rượu, hút thuốc mà không gây hại cho người khác), ta chỉ có quyền khuyến cáo, giáo dục, thuyết phục, chứ đâu có quyền cấm!

Trở lại vấn đề mũ bảo hiểm. Tôi cho rằng, khi xe chạỵ với tốc độ dưới 40-50 km/giờ, thì không đội mũ bảo hiểm không phải là nguyên nhân gây tai nạn cho người khác. Ở ngoại quốc, khi vào đường cao tốc bắt buộc chạy xe 70-80 km/giờ trở lên, người ta bắt buộc đội mũ bảo hiểm là vì nếu không, sẽ ù tai, mờ mắt và gây tai nạn cho người khác. Nguyên tắc là bắt buộc và xử phạt để bảo vệ những người  khác, chứ không phải là để bảo vệ người bị xử lý.  Công dân không phải "con trẻ dại khờ" để chính quyền đem công sức đi phạt. Trước hết, phải tin rằng họ phải có trách nhiệm trước bản thân họ.

Thử tưởng tượng: ví dụ 5-6 giờ sáng ai còn ngủ, chưa chịu dậy tập thể dục, sức khỏe suy yếu, ảnh hưởng đến công việc, tốn kém cho xã hội... thì phải nộp phạt!... Ôi, cứ trên quan điểm đó thì còn nhiều việc phải ra luật để phạt lắm...

cahatanh4@yahoo.com

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.