Khó đạt mục tiêu còn 15-17 ngân hàng năm 2017

11/04/2016 20:02 GMT+7

Hôm nay 11.4, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo tình hình kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Về tình hình tại Việt Nam, GDP đã tăng trưởng trở lại trong năm 2015 nhờ cầu trong nước tăng.

Hôm nay 11.4, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo tình hình kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Về tình hình tại Việt Nam, GDP đã tăng trưởng trở lại trong năm 2015 nhờ cầu trong nước tăng. 

Tỷ lệ nghèo tiếp tục giảm trong đó nghèo cùng cực xuống dưới mức 3%. Viễn cảnh trung hạn nói chung là tích cực, trong đó cần kể đến vị thế thuận lợi mà Việt Nam có thể khai thác đáng kể lợi ích các hiệp định thương mại tự do mới ký kết, trong đó có Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, một số rủi ro tiêu cực đáng kể vẫn tồn tại. Đó là các vấn đề liên quan tới thâm hụt tài khóa lớn, nợ công tăng, cầu bên ngoài thấp, nền tài chính toàn cầu không ổn định, cải cách ngành ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước chưa hoàn thành.
Theo đó, cải cách ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã tăng tốc trong năm 2015 nhưng tốc độ chung còn quá chậm (còn xa mới đạt mục tiêu do Chính phủ đề ra cho giai đoạn 2011 - 2015). Kết quả này thể hiện điều kiện thị trường còn yếu và Chính phủ chưa chào bán các doanh nghiệp nhà nước làm ăn tốt.
Quá trình củng cố ngành ngân hàng đã thực hiện một số thương vụ mua bán và sáp nhập nhưng vẫn khó có thể đạt mục tiêu giảm còn 15-17 ngân hàng vào năm 2017 từ con số hiện nay là 34. Nợ xấu toàn ngành ngân hàng đã giảm xuống mức 3% tổng giá trị các món vay. Kết quả giảm nợ xấu này đạt được chủ yếu do tăng trưởng tín dụng và chuyển các món nợ xấu sang Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC). Tuy các ngân hàng bị yêu cầu trích dự phòng dần dần cho khoản tài sản chuyển sang VAMC nhưng khoản tín dụng và các rủi ro liên quan gây tổn hại đến nguồn vốn vẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.