Khoảng 70% sinh viên rớt tiếng Anh đầu ra

18/06/2015 05:17 GMT+7

Theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 được triển khai từ năm học 2011 - 2012, chuẩn đầu ra tiếng Anh với sinh viên (SV) ĐH không chuyên ngữ tối thiểu B1 khung tham chiếu châu Âu. Tuy nhiên, hàng loạt SV đã không thể vượt qua chuẩn này.

Theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 được triển khai từ năm học 2011 - 2012, chuẩn đầu ra tiếng Anh với sinh viên (SV) ĐH không chuyên ngữ tối thiểu B1 khung tham chiếu châu Âu. Tuy nhiên, hàng loạt SV đã không thể vượt qua chuẩn này.

Theo kết quả kỳ thi sát hạch năng lực tiếng Anh chuẩn đầu ra vừa được tổ chức ngày 24.5 tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), trong số hơn 1.490 SV dự thi chỉ có 334 người đạt chuẩn (chiếm tỷ lệ trên 22%), gần 78% chưa đạt chuẩn.

Viện ĐH Mở Hà Nội quy định chuẩn đầu ra tiếng Anh với SV không chuyên ngữ bậc ĐH và cao học tốt nghiệp năm 2015 phải đạt trình độ tối thiểu bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ của Bộ, tương đương trình độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu. Tuy nhiên, kết quả kỳ thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ khoa công nghệ thông tin ngày 21 và 22.3 có 52/140 SV chưa đạt (chiếm tỷ lệ trên 37%). Bắt đầu từ khóa 2008 - 2012, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho khối SV không chuyên tối thiểu B1. Năm 2012, khóa SV này có khoảng 21,8% người chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do còn thiếu chứng chỉ B1.

Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết mỗi năm trường tổ chức 6 đợt thi đánh giá chuẩn đầu ra tiếng Anh. Mỗi đợt có khoảng gần 2.000 lượt SV tham gia nhưng tỷ lệ đậu ở mỗi đợt chỉ trung bình 30%. Tiến sĩ Lý nhấn mạnh với SV chương trình liên thông việc đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ càng khó hơn, cá biệt có những SV thi lại tới 11 - 12 lần mới đạt.

Dù chỉ áp dụng chứng chỉ B quốc gia nhưng đợt xét tốt nghiệp đầu tiên của khóa 2006 - 2010, toàn Trường ĐH Khoa học xã hội nhân văn TP.HCM có 36,54% SV đủ điều kiện do không đủ tiếng Anh đầu ra. Sau 6 lần xét, tỷ lệ SV tốt nghiệp đúng khóa chỉ đạt 60,32%. Khóa 2010 - 2014 tỷ lệ tốt nghiệp đúng khóa là 60,47%. Theo đại diện nhà trường, qua khảo sát, SV thường cho biết chưa nộp hồ sơ xét tốt nghiệp do chưa có chứng chỉ ngoại ngữ.

Theo số liệu khảo sát Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) công bố tại hội thảo dạy tiếng Anh đạt chuẩn đầu ra dành cho các trường thành viên ĐH Đà Nẵng, chỉ có khoảng 20 - 30% SV có thể học tiếng Anh theo chương trình khung của Bộ ở bậc ĐH, 70% còn lại phải qua lớp dự bị mới đủ trình độ tiếng Anh cần thiết để học.

Để đạt được chuẩn đầu ra theo quy định của Bộ, nhiều trường chuyển sang “siết” chặt việc học, kiểm tra SV. Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM buộc SV không chuyên ngoại ngữ phải đi học ngoại ngữ như một môn học bắt buộc tại trung tâm ngoại ngữ của trường. Tương tự, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đưa môn Anh văn cơ bản (7 tín chỉ) vào chương trình bắt buộc thay vì môn học tự chọn như trước đó.

Từ năm 2014 Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM áp dụng chuẩn tiếng Anh đầu ra là TOEIC 450 điểm. Để giúp SV đạt được chuẩn, trường dự kiến bắt buộc SV dành 4 tiếng/tuần (mỗi ngày 45 phút) cho việc học tiếng Anh online. Các trường ĐH: Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, Hoa Sen... tăng thời lượng học tiếng Anh cho SV.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.