Khởi nghiệp phải 'thực tế'

30/03/2017 18:32 GMT+7

Đó là chia sẻ của các chuyên gia tại buổi đối thoại với hàng trăm thanh niên xung quanh chủ đề “Thanh niên khởi nghiệp” tổ chức hôm qua 29.3, dưới sự chủ trì của đại diện lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.Đà Nẵng.

Ý tưởng khởi nghiệp cần bám sát nhu cầu của thị trường, không nên nghĩ cái gì là làm cái đó. Ông Huỳnh Huy Hà, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội TP.Đà Nẵng, đã đặt vấn đề khi hàng loạt câu hỏi từ phía đại biểu thanh niên cho thấy họ còn băn khoăn trước “ngã rẽ” khởi nghiệp (KN). “Hình thành ý tưởng gắn liền với nhu cầu thị trường sẽ dễ được chấp nhận tham gia các dự án”, ông Hòa nói. Ông cũng khuyên sinh viên (SV) có ý tưởng thì nên bắt đầu từ các CLB KN, và các bạn trẻ cố gắng tham gia vào Vườn ươm doanh nghiệp thành phố để nhận được những hỗ trợ lớn.

tin liên quan

Học sinh cấp 3 sáng chế nên găng tay 'biết nói'
“Mình ước mọi người đều hiểu được mình nói”, điều ước của hầu hết những người câm điếc đã thôi thúc hai học sinh sáng chế đôi găng tay có thể chuyển ngôn ngữ tay thành lời nói.
Chia sẻ kinh nghiệm, bà Lê Thị Minh Thảo, Phó tổng giám đốc Công ty Thủy sản Thuận Phước (Q.Sơn Trà) cho biết doanh nghiệp của mình có đón SV đến thực tập, tuy nhiên kết quả thường không cao do đa số SV đến công ty chỉ để... xin số liệu về làm bài luận. “Thực tập là cơ hội quý để SV tiếp cận công việc, từ đó nảy sinh các ý tưởng tốt. Trên thực tế, nhiều SV không nghiên cứu để biết tình hình công ty nên không biết những ý tưởng nào là khả thi, có thể được thị trường chấp nhận”, bà Thảo nói. Dẫn câu chuyện doanh nghiệp của mình đã từng cần máy móc phân loại tôm nhưng cuối cùng phải mua từ nước ngoài do thị trường trong nước không có, bà Thảo cho rằng, người VN hoàn toàn có thể thiết kế được những chiếc máy tương tự. Tuy nhiên, do nhiều bạn SV đến thực tập nhưng không quan tâm để rồi không thể có ý tưởng.
Hiểu người xung quanh cần gì
Bài phân tích của chuyên gia Trần Sỹ Chương, thành viên cố vấn Hội đồng điều phối Mạng lưới KN Đà Nẵng, đã nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo ông Chương, để KN, đầu tiên bạn trẻ phải định vị mình là ai trong tương lai. “Các bạn làm gì cũng phải làm hết mình, làm đến nơi đến chốn. Các bạn thật sự đàng hoàng với chính mình, những người xung quanh và xã hội thì xã hội mới “thối” lại cho các bạn một ít”, ông Chương nói. Ông cũng cho rằng, phải thật sự hiểu ý nghĩa của từ “đam mê” để hiểu mọi người cần gì: “Đam mê ở đây là thái độ thật sự quan tâm đến những người xung quanh, biết thật sự nhu cầu xung quanh. Từ đó làm bài toán ngược: Phải làm gì để cung cho được cái cầu đó”.
Sự sáng tạo, yếu tố thứ 2 trong KN, theo ông Chương là “cực kỳ quan trọng”. Chẳng hạn vào quán phở, thấy quán phở không sạch thì phải đặt câu hỏi tại sao, có cách nào làm tốt hơn không. “Đặt câu hỏi như vậy để mình tìm cách làm khác hơn mà xác định vị thế của mình”, ông Chương nhấn mạnh.
Cũng theo chuyên gia này, người KN phải tìm hiểu và có thông tin về thị trường về công việc mình đang làm để tránh thất bại.
Tại buổi đối thoại, ông Võ Công Trí, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng, nhìn nhận rằng nhu cầu làm kinh tế và KN trong thanh niên hiện rất lớn, nên việc hỗ trợ từ phía chính quyền thành phố là hết sức cần thiết. Ông Trí đề nghị UBND TP.Đà Nẵng cần triển khai tốt việc hỗ trợ, khuyến khích các trường ĐH, CĐ hình thành các CLB KN, đồng thời có kế hoạch thương mại hóa, biến các ý tưởng thành hiện thực. Mạng lưới KN thành phố cần phát huy hiệu quả vai trò; sớm thành lập Quỹ hỗ trợ sáng tạo để hỗ trợ, cấp vốn cho các dự án KN...
Thương mại hóa các ý tưởng
Tại cuộc đối thoại, anh Dương Nguyễn Minh Huy, Phó bí thư đoàn ĐH Đà Nẵng kiến nghị lãnh đạo TP.Đà Nẵng bổ sung nguồn ngân sách, hướng dẫn rõ ràng cho thanh niên có ý định KN. Ông Võ Công Trí, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng gợi ý nghiên cứu triển khai thực hiện mô hình 3 bên: chính quyền - trường ĐH, CĐ và doanh nghiệp để thúc đẩy thương mại hóa các ý tưởng; nghiên cứu đưa chương trình giảng dạy KN vào các trường. “Thành Đoàn cần đẩy mạnh phong trào KN đến từng quận, xã, phường”, ông Trí nói.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.