|
Câu chuyện “được mùa, mất giá” là nỗi đau cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua, không chỉ khiến nông dân thua lỗ mà nền kinh tế cũng bị thiệt hại đáng kể.
Làm thế nào để phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường, thưa ông?
Điều đầu tiên là phải hiểu rõ thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu vì VN là nước xuất khẩu nông sản lớn. Có thông tin thị trường, bao gồm về quy mô, giá cả, xu hướng, thị hiếu của người dân, kênh phân phối, luật lệ quy định... thì mới đưa ra được những định hướng phát triển các ngành hàng nông sản có khả năng cạnh tranh của VN, đáp ứng đúng đòi hỏi của thị trường.
Thứ hai, chúng ta phải khơi thông được thị trường hiện đang bị tắc, ví dụ như chưa có thỏa thuận về tiêu chuẩn kỹ thuật, chưa có tổ chức phát triển thị trường chuyên nghiệp, chưa có đội ngũ cán bộ có khả năng đàm phán, xử lý tranh chấp và bảo vệ quyền lợi của nông dân mình, của đất nước mình. Trong bối cảnh hiện nay, đa dạng hóa thị trường cho nông sản, giảm sự lệ thuộc quá lớn vào một thị trường là một trong những việc cần làm ngay. Các thị trường như Mỹ, châu u, Nhật Bản... cũng rất rộng mở, được giá, nhưng yêu cầu cao hơn về chất lượng nông sản. Đây là cơ hội để chúng ta thay đổi công nghệ, tái cơ cấu chuỗi giá trị nông nghiệp.
|
Vậy làm thế nào tín hiệu thị trường quay lại được với người nông dân? Đó chính là vai trò của doanh nghiệp (DN). DN “bắt” được tín hiệu thị trường tốt nhất, lại có vốn, có điều kiện để áp dụng khoa học công nghệ vào đồng ruộng và giúp nông dân sản xuất theo đúng tín hiệu thị trường. Khi nông dân và DN tìm được tiếng nói chung, chúng ta có cơ hội giành thắng lợi cao hơn rất nhiều lần. Một cách làm khác cũng có thể tạo ra hiệu quả thiết thực là triển khai kết nối giữa nhà nước, DN và nông dân thông qua các hiệp hội và ban điều phối ngành hàng.
Nhưng một khi nông dân còn sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và giữ tập quán canh tác truyền thống thì chúng ta khó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, khai thông và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản?
Đúng vậy. Chúng ta phải đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, đưa DN vào nông nghiệp và từng bước tạo ra đội ngũ nông dân chuyên nghiệp thì mới có sản xuất hàng hóa lớn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh, xâm nhập các thị trường mới, kể cả với các thị trường được cho là khó tính.
Xin cảm ơn ông!
Phải xây dựng được thương hiệu cho nông sản Lâu nay chúng ta cứ tính chuyện xuất nông sản sang Trung Quốc vì thị trường này tương đối dễ tính, không đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Khi người ta không mua hàng với khối lượng lớn nữa, là chúng ta bị kẹt. Việc mở rộng thị trường đã được đặt ra, nhưng bán nông sản đi các nước khác lại đang gặp khó vì đây là các thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe về chất lượng và xuất xứ hàng hóa. Theo tôi, để khai thông thị trường cho nông sản Việt, ngoài việc làm tốt khâu quy hoạch sản xuất, các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cần phải thay đổi cách làm, xây dựng các vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà nước, DN và nông dân cần nỗ lực xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt thì các sản phẩm của chúng ta mới có được chỗ đứng vững chắc ở các thị trường. Có làm được như vậy thì nông dân mình mới bớt khổ. GS Võ Tòng Xuân, (nguyên Hiệu trưởng Trường đại học An Giang) |
Quang Duẩn
(thực hiện)
>> Chủ động xuất khẩu hàng nông sản
>> Phá vòng luẩn quẩn nông sản
>> 2 nhãn hiệu nông sản được Mỹ cấp giấy bảo hộ độc quyền
>> SASCO đưa nông sản, thực phẩm vào châu u
>> Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản gặp khó
Bình luận (0)