Không chỉ là yếu kém

22/01/2015 04:57 GMT+7

Trong tháng cuối năm 2014, công luận đã quan tâm đặc biệt tới dự luật Ngân sách sửa đổi, nhất là nội dung công khai và minh bạch trong thu chi ngân sách. Nhiều người cho rằng dự thảo đưa ra lấy ý kiến chưa làm rõ được trách nhiệm công khai nợ công khi trần nợ công ở nước ta đang mấp mé ngưỡng cho phép.

Trong tháng cuối năm 2014, công luận đã quan tâm đặc biệt tới dự luật Ngân sách sửa đổi, nhất là nội dung công khai và minh bạch trong thu chi ngân sách. Nhiều người cho rằng dự thảo đưa ra lấy ý kiến chưa làm rõ được trách nhiệm công khai nợ công khi trần nợ công ở nước ta đang mấp mé ngưỡng cho phép.

Nhiều người còn băn khoăn hơn khi trái phiếu chính phủ (TPCP) đang được quản lý như một kênh riêng dựa trên các văn bản dưới luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cũng có những trăn trở đồng điệu với hơi thở của dân, đã quyết định giám sát "Việc thi hành luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 - 2012". Báo cáo giám sát này đã chỉ rõ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn TPCP chỉ gồm 16 nghị quyết của QH và UBTVQH, còn lại là các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Thực trạng được Báo cáo giám sát chỉ ra với ưu điểm là hầu hết các dự án đều được đầu tư đúng mục tiêu theo nghị quyết của QH, nhưng khuyết điểm lớn nhất là tổng mức đầu tư đã bị đội lên ở mức đáng ngạc nhiên.
Năm 2006, tổng mức đầu tư cho các công trình, dự án giai đoạn 2003 - 2010 là trên 150.000 tỉ đồng, trong đó sử dụng 110.000 tỉ đồng từ vốn Thủ tướng. Đến 2010, tổng mức đầu tư này được điều chỉnh lên tới gần 571.000 tỉ đồng, trong đó sử dụng 530.000 tỉ đồng từ vốn Thủ tướng. Đến 2013, con số điều chỉnh đã lên đến gần 685.000 tỉ đồng. Điều đáng suy ngẫm là hầu hết các dự án đều có phát sinh tăng tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu. Lý do điều chỉnh không chỉ do trượt giá tiền hay yếu tố kỹ thuật như QH cho phép, mà còn vì nhiều lý do khác không được phép như phát sinh khối lượng do kết quả điều tra, khảo sát không tốt, thậm chí do cả mở rộng quy mô của dự án. Báo cáo giám sát đã đưa ra kiến nghị Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước phối hợp bổ sung vào kế hoạch năm 2013 và kế hoạch các năm tiếp theo để tiến hành thanh tra, kiểm toán toàn diện chương trình vốn Thủ tướng.
Năm 2014, Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo và hệ thống Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc. Kết quả thanh tra công bố ngày 20.1.2015 cho thấy ở cả cấp trung ương và địa phương đã phát hiện sai phạm tới gần 8.000 tỉ đồng.
Vấn đề là, số tiền phát hiện sai phạm có thể coi là lớn, nhưng kiến nghị xử lý lại được coi như quá nhẹ: chủ yếu xử lý về hành chính, trong đó có kiểm điểm rút kinh nghiệm, có kỷ luật hành chính đối với 240 tập thể và 197 cá nhân, chỉ chuyển cơ quan điều tra 1 vụ việc.
Cách nào khắc phục yếu kém nói trên đang đợi chờ rất nhiều vào sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật ở nước ta, nhất là các luật có liên quan tới tham nhũng và lãng phí.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.