Không có cơ sở để xác định đây là vụ trộm

19/10/2005 23:56 GMT+7

4 ngày sau khi ông Lê Quốc Hồ khai báo "mất trộm" 2,5 tỉ USD và một lượng lớn tài sản, chiều 19/10, thượng tá Đinh Văn Toản, Trưởng Công an quận Long Biên, Hà Nội đã chính thức thông báo kết quả xác minh không đủ cơ sở xác định đây là vụ mất trộm cũng như số tài sản mà ông Hồ đã báo là bị mất. Trái lại, Cơ quan Điều tra (CQĐT) cho biết ông Hồ có dấu hiệu lừa đảo khi “khám chữa bệnh”.

Thượng tá Đinh Văn Toản cho biết, về nhân thân, ông Lê Quốc Hồ (tức Hổ) sinh ngày 20/4/1959, tại Kiến An, Hải Phòng, đăng ký hộ khẩu ở 96 phố Lò Đúc, trú tại số 4 ngõ 251 đường Ngô Gia Tự, P.Đức Giang, Q.Long Biên, Hà Nội. Năm 1973, ông Hồ đi tu (làm chú tiểu) tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, do vi phạm giới luật nên năm 1975 bị hòa thượng Thích Trí Độ trục xuất ra khỏi nhà chùa (thu lại tấm pháp). Sau đó, do tiếp tục vi phạm pháp luật nên tháng 3/1979, ông Hồ bị Công an quận Hai Bà Trưng lập hồ sơ đưa đi tập trung cải tạo 3 năm, sau khi được tha không ở nơi nào cố định. Năm 1990, ông Hồ mua 300m2 đất ruộng tại thị trấn Đức Giang (nay là ngõ 251 Ngô Gia Tự), xây điện thờ và chuyển một số tượng phật ở phía Nam ra, tự đặt tên là chùa Giác Nguyên. Các cấp chính quyền địa phương đã kiểm tra, xử lý, ra quyết định đình chỉ do hoạt động trái phép. Thực chất chùa


Thượng tá
Đinh Văn Toản

Giác Nguyên chưa được các cơ quan chức năng công nhận. Bản thân ông Hồ cũng tự xưng là “hòa thượng” Thiên đức Thích Giác Nguyên, mạo nhận là "giáo sư, bác sĩ" trong khi thực tế ông chưa được đào tạo qua lớp khám chữa bệnh nào và cũng không hề được Hội Phật giáo, ngành y công nhận là hòa thượng.

Về bản chất sự việc, khoảng 8 giờ ngày 15/10, ông Hồ trình báo với cơ quan công an: đêm 14/10/2005, kẻ gian đã phá cửa sổ nhà ông, lấy đi một số tài sản riêng gồm 25 tỉ USD tiền mặt (loại mệnh giá 100 USD) và một số vàng, bạc, kim cương, đá quý trị giá khoảng 10 tỉ USD (được đựng trong 25 vali, thùng, hòm). Nhưng chiều ngày 16/10, ông Hồ khai lại chỉ mất khoảng 10 vali và một số thùng tôn, trong có 2,5 tỉ USD. Qua công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra thu thập tài liệu, thượng tá Đinh Văn Toản khẳng định: cho đến nay không có tài liệu gì chứng minh được nguồn gốc tài sản và cũng không xác định được sự việc ông Hồ bị mất trộm 2,5 tỉ USD tiền mặt. Ngay cả 400.000 USD mà các nhà báo được "sờ tận tay" và chụp ảnh, thì tại cơ quan công an, ông Hồ đã

Ngày 19/10, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Thành hội Phật giáo Hà Nội đã có văn bản xác nhận: ông Lê Quốc Hổ (tức Hồ) không phải là vị Tăng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam; không phải là thành viên của Thành hội Phật giáo Hà Nội. Ngôi nhà của ông Hổ ở số 4/251 Ngô Gia Tự không phải là chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Thành hội Phật giáo Hà Nội. Nếu ông Lê Quốc Hổ mạo danh chức sắc Phật giáo và lợi dụng uy tín tôn giáo để chữa bệnh, chiếm đoạt tài sản công dân, gây mất trật tự tại địa phương thì đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm minh.

chối bỏ mình là sở hữu chủ. Tuy nhiên, việc ông Hồ nắm giữ một khối lượng lớn tài sản hay không đã được ông Nguyễn Hữu Khai (Tổng giám đốc Công ty Đông dược Bảo Long) xác nhận trong một văn bản gửi CQĐT. Ông Khai cho biết, tại tòa nhà của Bảo Long ở Sơn Tây, ông Hồ đã nhiều lần khoe các cọc tiền USD, vàng bạc... cất trong hàng chục két bạc.

Đáng chú ý, trong những ngày qua,  Công an quận Long Biên nhận được nhiều tin trình báo về hành vi lợi dụng tôn giáo hoạt động tà đạo, bịp bợm nhằm mục đích lừa đảo dưới hình thức khám chữa bệnh để trục lợi của ông Hồ. Điển hình là việc ông Hồ chữa bệnh gút cho ông Nguyễn Hữu Khai, Tổng giám đốc Bảo Long để lấy 12.500 USD; chữa bệnh liệt cho anh Lê Huy Hoàng ở Hải Phòng để lấy số tiền 22.900 USD và 512 triệu đồng. CQĐT còn nhận được nhiều thông tin về việc  ông Hồ khám chữa bệnh cho nhiều người khác, có vụ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tất cả người bị hại trong các vụ việc trên đã có đơn trình báo đề nghị CQĐT xử lý ông Hồ trước pháp luật. Phải chăng, đây chính là nguồn gốc số tài sản lớn của ông Hồ mà CQĐT cần làm rõ?

Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về việc "tại sao chính quyền địa phương biết rõ hoạt động của ông Hồ kéo dài nhiều năm mà không có biện pháp xử lý kịp thời?" - thượng tá Đinh Văn Toản cho biết: trong 4 năm trở lại đây, do sự kiểm tra kiên quyết của địa phương nên ông Hồ không chữa bệnh tại nhà mà đi hành nghề ở các địa phương khác và ở cơ sở của Công ty Bảo Long tại Sơn Tây, nên địa phương không kiểm soát được. Nhưng với những dấu hiệu lừa đảo khám chữa bệnh để chiếm đoạt số tiền lớn của người bệnh, sắp tới cơ quan pháp luật sẽ điều tra và có biện pháp xử lý theo đúng pháp luật đối với ông Hồ.

Việt Chiến

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.