• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Khúc hoan ca của những điệu luân vũ

30/12/2016 03:46 GMT+7

Saigon Books vừa giới thiệu tập thơ “Lục bát múa” của tác giả Trần Lê Khánh – một chuyên gia tài chính có nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam.

Bài: PV

 

Luc bat mua 2

 

Trần Lê Khánh sinh năm 1971, đột nhiên cầm bút vài năm trước đây với những bài thơ ngắn, khúc chiết đăng trên website của Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sông Hương... Và rồi “Lục bát múa” dày 416 trang ra mắt mang đến sự mới lạ và sang trọng. 

Với 252 cặp lục bát, mỗi cặp được trình bày trên một trang riêng biệt, khi là hai câu thơ lúc là bốn câu thơ. Thiết kế trình bày là những nét phát thảo của họa sĩ Lã Quý Tùng. Những nét vẽ ấy, có khi là những bụi cỏ, chiếc lá; có khi là những nét mực chấm phá gây ấn tượng về thị giác. Tất cả hòa quyện vào nhau, vào những cặp lục bát vốn có sự khăng khít về vần điệu, về hình ảnh, thi tứ. 

Tập thơ mang đến cho bạn đọc nhiều cách thưởng thơ: có thể đọc ngẫu nhiên một trang nào đó bất kỳ; hoặc cũng có thể đọc từ đầu đến cuối, thành một câu chuyện dài. 

Bước vào thế giới của “Lục bát múa” cũng là bước vào thế giới của những điệu luân vũ uyển chuyển, bay bổng. Những điệu múa ấy đến từ hạt bụi, từ lá cây ngọn cỏ, cũng có khi từ chính ngôn ngữ thơ. Và điệu múa ấy còn đến từ chính thể thơ mà tác giả đã lựa chọn. 

Nói về tập thơ đầu tay của Trần Lê Khánh nhà nghiên cứu Nhật Chiêu nhận xét: “Trần Lê Khánh mê lục bát và muốn nó nhảy múa. Trông như một điệu luân vũ là lục bát của Khánh. Ở đấy, ngôn từ muốn làm ngọn gió, bay theo một vòng tròn, ra đi rồi lại trở về trên tụ điểm quen thuộc, thân thiết. Cứ thế, ngọn gió ấy tự nhân mình lên, tự là nhân duyên cho mình”.

Sách phát hành trên toàn quốc.

Top
Top