Nhưng, phía sau nó lại tiềm ẩn nhiều điều đáng lo ngại, bởi sức mua giảm quá mạnh, sản xuất đình trệ, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Điều đáng lo hơn nữa, dù tỷ lệ thu thuế phí chiếm tới gần 30% GDP, cao nhất nhì khu vực nhưng trước sự khó khăn của doanh nghiệp, ngân sách đang có dấu hiệu hụt thu so với dự toán và cùng kỳ, còn chi ngân sách lại có dấu hiệu tăng lên khi bộ máy hành chính quá cồng kềnh, đầu tư công dàn trải, lãng phí.
Nhìn một cách trực diện vào khả năng cân đối thu - chi năm nay, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khi trao đổi với Thanh Niên cũng đã khẳng định, năm nay ngân sách “căng” hơn năm ngoái rất nhiều, nếu Chính phủ không tính toán sớm rất dễ dẫn tới bội chi tăng cao, vượt kiểm soát 4,8% GDP.
Khi nền kinh tế lâm bệnh cần phải được “bốc thuốc” với liều lượng đủ mạnh, để dập tắt bệnh. Vì vậy, tại phiên thảo luận toàn diện về kinh tế xã hội trên hội trường QH, người dân mong muốn được lắng nghe những kiến nghị thật thẳng thắn, mạnh mẽ cụ thể của các đại biểu - ở đó phải chứa đựng các giải pháp căn cơ, đột phá.
Hiện tại, nới lỏng chính sách để kích cầu sau khi lạm phát đã hoàn toàn được khống chế là điểm mấu chốt, quan trọng nhất hiện nay. Chính phủ đang cân nhắc kỹ lưỡng để trình lên QH xem xét nới trần nợ công hiện đang ở mức 56% GDP (giới hạn an toàn 65% GDP). Tất nhiên, cụm từ “nới lỏng” sẽ được đề cập hết sức thận trọng khi QH đặt ra yêu cầu Chính phủ phải ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng trong bối cảnh khó khăn này, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh dù không muốn dùng 2 từ nới lỏng, nhưng cũng thừa nhận với Thanh Niên, có lẽ cũng phải nên phát hành thêm trái phiếu, nới trần nợ công để kích cỗ xe nền kinh tế đi lên.
Rõ ràng, chính sách của Chính phủ vừa qua đang tập trung quá nhiều vào nguồn cung, chưa chú trọng tới phía cầu, nên dễ hiểu nó chưa thể khơi thông được dòng chảy vốn, lưu thông được hàng hóa. Vì vậy đã đến lúc, cần phải có biện pháp tăng cường sức mua, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt hàng xuất khẩu. Trong khi chính sách tiền tệ dù đã liên tiếp giảm lãi suất, áp dụng biện pháp khoanh nợ, giãn nợ gần 1 năm nay nhưng doanh nghiệp vẫn không thể tiếp cận vốn, lúc này việc dùng chính sách tài khóa để kích cầu có lẽ là điều cần phải được thực thi.
Tất nhiên đó chỉ là một trong nhiều chính sách tổng thể cần kíp ở thời điểm hiện nay. Còn giải pháp quan trọng hơn cả là mỗi chính sách được ban hành thì quá trình thực thi phải có sự đột phá nhanh chóng, kịp thời, chứ không để chậm trễ, ì ạch như cách làm của nhiều bộ, ngành vừa qua đối với các gói cứu trợ.
Anh Vũ
>> Cần sớm áp dụng chương trình kích cầu du lịch năm 2013
>> Kích cầu và chờ đợi
>> Đua ưu đãi kích cầu
>> Có hiện tượng lợi dụng chính sách kích cầu để trục lợi
Bình luận (0)