Chi nhánh ngân hàng liệu có biến mất?

03/08/2017 15:00 GMT+7

Cuộc đua về mở rộng mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, thay vì chạy theo số lượng, cuộc đua này đang đi vào chiều sâu và diễn ra giữa các ngân hàng có tiềm lực mạnh trên thị trường hiện nay.

Số hóa chưa thay thế hoàn toàn kênh truyền thống
Theo quan sát, các kênh giao dịch hiện đại dường như đang chiếm ưu thế về độ tiện lợi, đặc biệt trong thời đại công nghệ số hóa. Chỉ một cú click chuột hay vài thao tác trên điện thoại di động, mọi giao dịch đã hoàn tất.
Chị Ngọc Hoa, một thủ quỹ của công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường ở quận 1, hào hứng: “Sau khi được giới thiệu, tôi đã xài thử các dịch vụ điện tử của Maritime Bank và hoàn toàn hài lòng. Giờ đây tôi không còn phải đi xa để chuyển tiền mà có thể thực hiện ngay tại văn phòng. Điều tôi thích nhất là có thể mở sổ tiết kiệm online, rất tiện lợi mà còn được hưởng lãi suất cao hơn so với gửi trực tiếp tại chi nhánh. Việc thanh toán các loại hóa đơn sinh hoạt hằng tháng bây giờ cũng chẳng còn là gánh nặng vì tôi đã đặt lịch thanh toán định kỳ”.
Chính điều này đã khiến nhiều người nghĩ rằng ngân hàng truyền thống dường như đã đến điểm kết. Tuy nhiên trên thực tế, những ứng dụng này chưa đủ sức thay thế các ngân hàng truyền thống vì chỉ cho phép khách hàng có thể thực hiện những giao dịch đơn giản, khi cần chuyển một số tiền lớn hay các giao dịch phức tạp, khách hàng cần đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng. Mặt khác, do trình độ dân trí còn thấp, ngoại trừ tại các thành phố lớn, người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với khái niệm ngân hàng trực tuyến hoặc lóng ngóng trong việc sử dụng ATM nên vẫn thường lựa chọn đến thực hiện trực tiếp tại các điểm giao dịch.
Để cân bằng và đáp ứng các nhu cầu này, các ngân hàng cần phải có chiến lược phát triển mạng lưới một cách đồng bộ và song song các kênh giao dịch cả trực tiếp lẫn điện tử.
Đua mở rộng nhưng chú trọng chiều sâu
Theo thống kê từ World Bank, Việt Nam còn cách xa các nước trong khu vực về khả năng cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tiếp. Ở thời điểm cuối năm 2015, bình quân 100.000 người lớn ở Việt Nam được 3,8 chi nhánh phục vụ, trong khi con số này của Thái Lan là 12,6, Indonesia là 17,8, Malaysia là 10,6. Riêng ở các quốc gia và phát triển còn lớn hơn nhiều, như ở Mỹ là 38,5.
Con số trên đã cho thấy Việt Nam không hề thừa ngân hàng như trong suy nghĩ của nhiều người mà cần phải tăng cường đầu tư, phát triển mở rộng thêm mạng lưới giúp người dân dễ dàng giao dịch hơn.
Chia sẻ về điều này, đại diện lãnh đạo Maritime Bank cho biết: “Mở rộng mạng lưới là một trong các chiến lược trọng tâm của chúng tôi để mang đến sự thuận tiện hơn cho khách hàng. Ngoài kênh giao dịch truyền thống như chi nhánh/phòng giao dịch, ngân hàng còn chú trọng đến việc phát triển các kênh ngân hàng điện tử như: internet banking, mobile banking… để khách hàng có thể giao dịch bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Trong tháng 7 vừa qua, Maritime Bank cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mở mới thêm 13 chi nhánh trên nhiều tỉnh thành và được chuyển đổi 51 quỹ tiết kiệm lên thành phòng giao dịch. Tính đến thời điểm hiện nay, Maritime Bank đã có trong tay 270 chi nhánh và gần 500 cây ATM trên cả nước”.
Có thể thấy việc mở rộng mạng lưới để đến gần hơn với khách hàng là hướng đi của rất nhiều ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên để mở được một chi nhánh mới là điều không dễ dàng. Theo Ngân hàng Nhà nước, một ngân hàng muốn thành lập chi nhánh, phòng giao dịch mới phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe như: tỷ lệ nợ xấu không vượt mức quy định, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, năng lực tài chính tốt… Quy định này nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng của hệ thống thay vì chạy đua theo số lượng. Do đó một khi được cấp phép mở mới chi nhánh / phòng giao dịch cũng được xem là một dấu hiệu tích cực về “tình hình sức khỏe”, sự ổn định hoạt động của các ngân hàng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.