Đập thủy điện sông Mekong đe dọa dữ dội an ninh lương thực Việt Nam

04/11/2015 14:29 GMT+7

(TNO) Nhiều chuyên gia quốc tế đã lên tiếng cảnh báo rằng ảnh hưởng do các dự án thủy điện ở thượng nguồn sẽ khiến hạ lưu sông Mekong sớm cạn sạch cá, tình trạng sói mòn dọc bờ biển sẽ tồi tệ hơn và xâm nhập mặn sẽ làm mất nhiều diện tích canh tác lúa, theo hãng tin Straits Times (Singapore).

(TNO) Nhiều chuyên gia quốc tế đã lên tiếng cảnh báo rằng ảnh hưởng do các dự án thủy điện ở thượng nguồn sẽ khiến hạ lưu sông Mekong sớm cạn sạch cá, tình trạng sói mòn dọc bờ biển sẽ tồi tệ hơn và xâm nhập mặn sẽ làm mất nhiều diện tích canh tác lúa, theo hãng tin Straits Times (Singapore).

Công nhân đang làm việc tại một bè nuôi thủy sản ở Cần Thơ. Một báo cáo mới đây cảnh báo 40% loài cá trắng ở Việt Nam sẽ “rất dễ bị tổn thương hoặc bị đe dọa” bởi 11 đập thủy điện xây trên sông Mekong - Ảnh: ReutersCông nhân đang làm việc tại một bè nuôi thủy sản ở Cần Thơ. Một báo cáo mới đây cảnh báo 40% loài cá trắng ở Việt Nam sẽ “rất dễ bị tổn thương hoặc bị đe dọa” bởi 11 đập thủy điện xây trên sông Mekong - Ảnh: Reuters
“Hiện thực đang rõ ràng hơn bao giờ hết”, Straits Times dẫn lời ông Marc Goichot, chuyên gia về thủy điện và sông ngòi, người đang làm việc với Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWFN) tại Việt Nam, cho biết.
Mekong, một trong những con sông hùng vĩ nhất thế giới, hiện đang bị chặn dòng bởi nhiều đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn. Nay lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho bờ sông và hỗ trợ cho ngành chăn nuôi thủy sản ở khu vực này lại càng bị bào mòn hơn với 11 dự án đập mới, một số đang được xây, hầu hết là ở khu vực của Lào.

Tình trạng khai thác cát quá đà đang đẩy nhanh tốc độ xói mòn bờ sông và hiện tượng nguồn nước ngầm dành cho sinh hoạt của con người đang cạn kiệt đã làm phát sinh tình trạng đất lún trong bối cảnh mực nước biển cứ tăng khoảng 5 mm/năm, theo Straits Times.

Nước biển đang âm thầm ngấm vào trong đất liền của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đe dọa 13.500 héc ta diện tích canh tác lúa. Hậu quả là bờ biển trải dài 600 km ở phía nam Việt Nam đang bị rút ngắn lại với tốc độ từ 4 - 12 m/năm.

Hãng tin Singapore bình luận do Lào quyết định vẫn tiến hành dự án xây dựng ít nhất 9 con đập trên khắp sông Mekong và các nhánh sông liên quan, tương lai của con sông này đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Người dân Thái Lan giăng băng-rôn phản đối dự án xây đập thủy điện Xayaburi của Lào - Ảnh: EPA

Nhưng tình trạng đáng báo động nhất, dựa trên nhiều dữ liệu hoa học gần đây, chính là tác động của các con đập này đối với lượng cá trong khu vực. Straits Times trích dẫn một nghiên cứu của Ủy ban Sông Mekong Việt Nam ước tính lượng cá ở vùng châu thổ hạ lưu con sông này có giá trị lên đến 7 tỉ USD/năm. Hơn một nửa trong số cá này nằm ở Việt Nam và Campuchia. Lượng tiêu thụ cá trung bình tính trên đầu người ở mức 46 kg mỗi năm.

Tuy nhiên, với việc sắp có thêm 11 đập thủy điện, lượng cá hiện hữu nhiều khả năng sẽ giảm mạnh trong nhiều năm tới và điều này làm dấy lên lo ngại về tình hình an ninh lương thực trong khu vực, các chuyên gia tham gia vào nghiên cứu kể trên cảnh báo tại Diễn đàn sông Mekong Mở rộng về Nước, Lương thực và Năng lượng tại Phnom Penh ngày 20.10.

Tiến sĩ Ian Cowx thuộc Viện Thủy sản quốc tế của Đại học Hull (Anh) lưu ý rằng tác động của đập thủy điện đối với sự di cư của cá có thể được giảm nhẹ, nhưng chỉ ở một mức độ nhất định. Trứng cá và cá con sẽ không thể trôi xuống hạ nguồn do chúng bị kẹt bên trong bể chứa của các con đập.

Hơn 50% các loài cá ở hạ lưu sông Mekong là loài di trú và là nạn nhân lớn nhất của đập thủy điện. Loài cá trắng, thường đi một quãng đường di cư xa hơn các loài khác, sẽ bị ảnh hưởng dữ dội nhất. Nghiên cứu cho biết 40% loài cá trắng ở Việt Nam và 37% ở Campuchia sẽ “rất dễ bị tổn thương hoặc bị đe dọa” bởi 11 đập thủy điện.

Hồi năm 2011, Campuchia và Việt Nam đã đưa ra yêu cầu các dự án xây đập thủy điện tại sông Mekong của Lào nên được hoãn lại trong thời gian 10 năm. Tuy nhiên, Lào vẫn tiến hành dự án xây đập Xayaburi, hiện đã hoàn thành được khoảng 60%, và chỉ vài tuần trước đã phê duyệt thêm một dự án khác tại Don Sahong, theo tờ báo Singapore.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.