Đường nội sợ đường ngoại lấn lướt

24/12/2015 16:38 GMT+7

Đó là dự báo của các chuyên gia trong ngành mía đường trước tình hình sản xuất, tồn kho đường trong nước hiện nay.

Đó là dự báo của các chuyên gia trong ngành mía đường trước tình hình sản xuất, tồn kho đường trong nước hiện nay.

Từ giữa tháng 12 đến nay, mía đường vào vụ sản xuất nên dự báo lượng đường trong nước cung sẽ vượt cầu - Ảnh: Công HânTừ giữa tháng 12 đến nay, mía đường vào vụ sản xuất nên dự báo lượng đường trong nước cung sẽ vượt cầu - Ảnh: Công Hân
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy đường tồn kho của các nhà máy đường và các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Mía đường VN (VSSA) tính đến nay còn khoảng 40.000 tấn, thấp hơn 100.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Tồn kho thấp hơn năm trước nhiều, song trước diễn biến của giá đường thế giới đang giảm, những cam kết thương mại trong nhập khẩu đường của VN khiến không ít nhà sản xuất đường nội địa như ngồi trên lửa.
Từ giữa tháng 12 đến nay, hàng chục nhà máy đường trong nước đã đi vào vụ sản xuất nên dự báo lượng đường trong nước cung sẽ vượt cầu. Bên cạnh đó, cam kết nhập khẩu đường theo hạn ngạch WTO của VN năm 2016 dự kiến đạt 86.000 tấn, bên cạnh đó còn nhập từ Lào do nhà đầu tư trong nước sản xuất. Giá đường trên sàn London giao trong tháng 12 này từ 407,5 USD/tấn đã giảm xuống 400 USD/tấn cho đợt giao vào tháng 3 năm sau. Giá đường thế giới giảm, chắc chắn khiến giá đường nhập khẩu sẽ giảm nữa. Trong khi với giá hiện tại, đường sản xuất trong nước đã khó khăn chật vật để cạnh tranh.
Thông tin từ VSSA cũng cho biết Hiệp hội này đang kiến nghị Bộ Công thương trong năm 2016, với hạn ngạch nhập khẩu đường theo cam kết WTO, nên chỉ cho nhập khẩu đường thô về tinh luyện, không nên cho nhập đường tinh và cả thô như lâu nay. Kiến nghị này cũng nhằm mục đích bảo hộ ngành mía đường trong nước.
Theo các chuyên gia kinh tế, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực từ ngày 31.12 tới đây, ngành mía đường là một trong những ngành lộ diện sự “hụt hơi” nhất, khó cạnh tranh về giá, dù đã được bảo hộ lâu nay.
Tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc, chia sẻ tại Hội thảo “AEC - Những câu hỏi nóng cho 2016” cho rằng: "Ngành mía đường sẽ đối diện nhiều thách thức, song đây cũng là cú hích để ngành có thể thay đổi mạnh mẽ hơn để cạnh tranh với đường trong khu vực".
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.