TP.HCM cần trên 30 tỉ USD để xây dựng hệ thống metro

28/10/2015 12:22 GMT+7

(TNO) Ngày 28.10, Sở GTVT TP.HCM phối hợp với khoa Đô thị học - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tổ chức hội thảo 'Giao thông vận tải TP.HCM 40 năm nhìn lại và hướng đến tương lai '.

(TNO) Ngày 28.10, Sở GTVT TP.HCM phối hợp với khoa Đô thị học - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tổ chức hội thảo 'Giao thông vận tải TP.HCM 40 năm nhìn lại và hướng đến tương lai'.

Tuyến metro số 1 đoạn đi trên cao đang được thi công dọc theo tuyến xa lộ Hà Nội - Ảnh: Diệp Đức MinhTuyến metro số 1 đoạn đi trên cao đang được thi công dọc theo tuyến xa lộ Hà Nội - Ảnh: Diệp Đức Minh
Theo ông Hoàng Như Cương, Phó giám đốc Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, có nhiều thách thức trong xây dựng hệ thông đường sắt đô thị. Những thách thức cơ bản như: Xây dựng metro trong bối cảnh đô thị cũ, đông đúc người dân sinh sống, làm tăng chi phí và thời gian thực hiện. Công trình metro có nhiều đoạn tuyến xây dựng ngầm, tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần đảm bảo yêu cầu về chống ngập, phòng chống cháy nổ. Quỹ đất dành cho metro, công trình kết nối metro, việc phát triển quỹ đất dọc hành lang metro - những thách thức đòi hỏi thời gian dài và kinh phí lớn. Metro cần phải hình thành mạng lưới, phủ khắp TP mới phục vụ hiệu quả cho nhu cầu hành khách từ mọi khu vực, nên đòi hỏi thực hiện lâu dài, không ngừng nghỉ. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư cần thiết rất lớn, ước tính trên 30 tỉ USD để thực hiện hệ thống đường sắt đô thị TP theo quy hoạch (chưa kể phần kéo dài tuyến đến các tỉnh lân cận).
Trong điều kiện hạn chế khả năng tài chính, chưa chủ động được việc đầu tư nên việc xây dựng hệ thống metro có thể sẽ mất vài chục năm, thậm chí hàng thế kỷ. Việc lựa chọn công nghệ phổ biến cho việc xây dựng metro là không dễ. Phải tích hợp, kết nối metro với xe buýt, phương tiện giao thông cá nhân.
Theo ông Cương, một số vấn đề cần thực hiện ngay trong xây dựng và khai thác hệ thống metro là: Việc kéo dài thời gian thực hiện gây nhiều nguy hại như: một tuyến metro tổng vốn đầu tư dự tính khoảng 2 tỉ USD, nếu làm chậm 1 năm, với tỉ lệ lạm phát 1%/năm, riêng tiền trượt giá USD sẽ khoảng 20 triệu USD, tương đương 1,6 triệu USD/tháng (1,2 tỉ đồng/ngày). Vì vậy cần có cơ chế, chính sách riêng trong xây dựng metro (hiện không khác các dự án vốn đầu tư vài tỉ đồng), phải tiệm cận quy chuẩn quốc tế.
Ông Cương cho biết chi phí xây dựng đường sắt đô thị hiện rất cao. Để xây dựng 1 km đường sắt đô thị, chi phí lên đến 150 triệu USD (bao gồm nhà ga). Việc này dễ làm nản lòng các nhà đầu tư; vay thương mại thì lãi suất cao. Vì vậy, chỉ có thể huy động nguồn vốn ODA.
Theo quy hoạch được duyệt, TP.HCM sẽ xây dựng 8 tuyến metro và tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray với tổng chiều dài 230 km. Các tuyến đường sắt đô thị TP còn định hướng kéo dài đến các tỉnh lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An..., kết nối với mạng lưới đường sắt quốc gia.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.