Trung Quốc chi cho cơ sở hạ tầng nhiều hơn Mỹ và châu Âu cộng lại

16/06/2016 11:10 GMT+7

Đầu tư cơ sở hạ tầng đang giảm đi ở 10 nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ. Ngược lại, đầu tư cho đường giao thông, cầu cống ở Trung Quốc vẫn “sôi động”.

Theo Bloomberg, đầu tư cơ sở hạ tầng ở 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vừa giảm đi kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trong lúc đó, Trung Quốc vẫn hối hả chi tiền cho đường giao thông, cầu cống và mọi thứ khác. “Số tiền hằng năm Trung Quốc chi tiêu vào cơ sở hạ tầng kinh tế nhiều hơn so với Bắc Mỹ và Tây Âu cộng lại”, báo cáo MGI công bố hôm 15.6 cho hay.
Các nhà kinh tế trên thế giới đã và đang lập luận rằng đây là thời điểm tuyệt vời để đầu tư cơ sở hạ tầng, vì lãi suất cực thấp và nền kinh tế toàn cầu có thể chi tiêu nhiều hơn.
Báo cáo MGI chỉ ra 10 quốc gia có chi tiêu cơ sở hạ tầng tính theo phần trăm GDP giảm từ năm 2008 đến năm 2013. 10 nước đó là: Mỹ, Anh, Ý, Úc, Hàn Quốc, Brazil, Ấn Độ, Nga, Mexico và Ả Rập Xê Út. Báo cáo nghiên cứu đến 11 nền kinh tế và xem Liên minh châu Âu (EU) là một thực thể riêng biệt.
Ngược lại với sự sụt giảm trên diện rộng, đầu tư cơ sở hạ tầng tính theo phần trăm GDP tăng ở Nhật Bản, Đức, Pháp, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Trung Quốc.
Trung Quốc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng kinh tế nhiều hơn so với Bắc Mỹ và Tây Âu cộng lại Bloomberg
Biểu đồ trên đây được trích từ báo cáo MGI, cho thấy mức độ mà Đại lục chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Cột chi tiêu của Trung Quốc là cao nhất. Các màu sắc khác nhau trên cột thể hiện loại cơ sở hạ tầng - như sân bay, bến cảng, đường sắt - và độ rộng của cột biểu hiện cho kích thước nền kinh tế. Cột biểu đồ của nước Mỹ là rộng và ngắn, biểu thị cho một nền kinh tế lớn với chi tiêu thấp.
Tất nhiên, cũng có vấn đề được gọi là chi tiêu quá nhiều cho cơ sở hạ tầng. Ở mức đầu tư hiện nay, Trung Quốc, Nhật Bản và Úc có thể vượt quá nhu cầu cơ sở hạ tầng của họ vào năm 2030, viện chính sách liên kết với hãng McKinsey & Co. cho biết.

tin liên quan

Trung Quốc đang 'bỏ quên' giáo trình kinh tế
Khi Đặng Tiểu Bình từ bỏ đường hướng của Mao Trạch Đông, lèo lái nước nhà hòa vào kinh tế thế giới đầu thập niên 1980, Trung Quốc được cho là thủ khoa chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) châu Á.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.