Số tiền này không phải nhỏ và hiệu quả thực tế hiện chưa được đảm bảo nên xem ra động cơ và mục tiêu chính trị đóng vai trò quyết định. Có thể đến thời điểm hiện tại, chính phủ Nhật mới có đầy đủ thông tin để nhận biết sự bất lực của Tập đoàn TEPCO trong việc xử lý khủng hoảng hạt nhân và để ý thức được về sự cần thiết phải hành động khẩn trương và quyết liệt hơn để hạn chế thiệt hại. Sẽ rất nguy hại đối với chính phủ nếu tình trạng vượt ngoài tầm kiểm soát, ngược lại sẽ rất có lợi nếu thể hiện được sự khác biệt so với các chính phủ trước đó trong việc xử lý thảm họa.
Ngoài ra, có thể còn thêm 2 lý do khác nữa. Ông Abe đang nỗ lực để thủ đô Tokyo được chọn làm nơi tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2020. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra ngày 7.9 và nếu không thể hiện cho thiên hạ thấy rằng Nhật không chỉ quyết tâm mà còn đủ khả năng kiểm soát hiệu quả tình hình ở Fukushima thì Tokyo khó có cơ may chiến thắng. Ông Abe còn chủ định tiếp tục sử dụng chứ không đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Kiểm soát tình hình và khắc phục hậu quả ở Fukushima không chỉ là cách để khôi phục và tăng cường lòng tin vào khả năng đảm bảo an toàn hạt nhân mà còn là thử thách mà ông phải vượt qua. Sâu xa phía sau là kỳ vọng chuyển bại thành thắng.
La Phù
>> Nhật nâng báo động phóng xạ tại Fukushima
>> Nhật nâng mức báo động rò rỉ phóng xạ tại Fukushima
>> Rò rỉ phóng xạ nghiêm trọng tại Fukushima
>> Nước nhiễm xạ từ nhà máy Fukushima chảy ra biển
>> Phát hiện thêm rò rỉ phóng xạ tại nhà máy Fukushima
>> Người dân khu vực Fukushima Daiichi có nguy cơ bị ung thư cao
>> Nạn nhân thảm họa Fukushima sẽ kiện chính phủ Nhật
>> Thủy thủ Mỹ kiện công ty Nhật nói dối về phóng xạ Fukushima
Bình luận (0)