• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Lạc vào mê cung bảo quản sữa

04/07/2016 17:43 GMT+7

Với hàng trăm cẩm nang khuyên nhủ về cách bảo quản sữa mẹ, sữa bột cho trẻ, các bậc phụ huynh như lạc vào ma trận bát quái vì mỗi nơi đưa ra một công thức bảo quản khác biệt, khiến họ cứ bơ vơ giữa ngã ba đường!

Bài: Trần Lệ Thủy

 

Ma trận với bảo quản sữa

 

tre-co-the-tu-vong-vi-bo-me-pha-sua-khong-dung-cach-23941

 

“Tôi mới có đứa bé đầu lòng, việc chăm sóc bé hằng ngày thường làm cho tôi đau đầu và mệt mỏi. Mới đây tôi nghe nói có thể trữ sữa trong tủ lạnh, ngăn đông hay ngăn làm mát gì cũng được. Bé uống lạnh thì đem rã đông, muốn uống ấm thì đem hâm lại là ok. Như vậy có được không?”

 

Ăn chín uống sôi là tốt

 

A5 sua-abbott-cho-tre-so-sinh

 

Tôi thường dùng nước ấm để pha sữa bột hằng ngày cho bé uống. Dân gian thường có câu "ăn chín uống sôi là tốt" nhưng pha sữa không nên dùng nước nóng mà phải dùng nước ấm. Pha nước ấm song rồi mới bỏ sữa vào và khoấy đều. Vì ở nhiệt độ này khi ta khuấy sữa bột với nước ấm sẽ tan nhanh bé uống mau hơn. Nếu pha nước nguội quá hay nước lạnh thì dễ có lợn cợn, bột sữa nổi lên trên hoặc vón cục nằm ở dưới đáy bình. Tôi cũng được bác sĩ tư vấn cho là không nên cho sữa bột vào trước, sau đó, cho nước ấm vào rồi mới pha nước lạnh.
Theo tôi biết nhiệt độ bên trong cơ thể em bé là ấm thì khi bé uống ấm, ăn ấm thì cơ thể sẽ dễ hấp thu hơn, không gây lạnh bụng, đau bụng,... chỉ khi nào bé lười uống sữa quá thì tôi pha sữa ít lại, nếu bé uống không hết thì tôi uống thay luôn, chứ không trữ lạnh. Như vậy đỡ phải mất công và tốn thời gian rồi khi muốn cho bé uống thì lại đi hâm.

BS Nguyễn Kim Oanh (Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương)


Không nên để sữa đông lạnh quá 2-4 độ

 

cach-ra-dong-sua-me-ban-co-biet

 

Nhiều bà mẹ thường hay pha sữa sẵn trong bình cho bé rồi bỏ vào ngăn đông, khi nào bé uống bỏ ra hâm hay rã đông, để lạnh lạnh cho bé dễ uống. Nhưng các bé hay ói rồi bị tiêu chảy cả ngày. Vì thế mẹ nên cho bé uống sữa ngay sau khi pha trong vòng 1 giờ là tốt nhất. Không nên để sữa đông lạnh quá 2 - 4 độ như vậy sẽ ảnh hưởng đến các vi chất chứa trong sữa. Chưa kể  các men tiêu hóa trong bao tử, đường ruột, men gan,… khi bé uống sữa trữ trong tủ lạnh thì dễ gây chứng lạnh cuống họng, lạnh dạ dày,… dễ dẫn đến đau bụng, ói mửa, tiêu chảy nặng nhất là hành sốt vì các bộ phận nội tạng trong cơ thể bé còn quá yếu, kháng sinh chưa hoàn thiện nên dễ bị nhiễm độc.

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm 

 

Không nên bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

 Sữa mẹ tốt hơn sữa bột, đó là điều không cần phải bàn cãi. Nhưng, theo một nghiên cứu gần đây, nếu để trong tủ lạnh, nó sẽ mất đi một số đặc tính có lợi. Dù sữa tươi có nhiều tác nhân chống oxi hóa hơn sữa bột, nhưng nếu chúng ta cất giữ và làm lạnh, sữa sẽ mất đi một số tác nhân này. Để kiểm tra nồng độ chất chống oxi hóa của sữa tươi, nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa New Jersey - Robert Wood Johnson đã thu thập mẫu sữa của 16 bà mẹ được lấy ra trong vòng 24 giờ sau khi sinh con. Một nửa sản phụ sinh con đủ tháng, còn lại sinh thiếu tháng. Các chuyên gia kiểm tra nồng độ các tác nhân chống oxi hóa trong sữa ở các thời điểm: khi sữa vừa được lấy ra, sau khi làm lạnh trong thời gian 48 giờ và 7 ngày, sau khi làm đông cứng trong 48 giờ và 7 ngày. Kết quả cho thấy  nồng độ chất chống oxi hóa giảm sau khi bảo quản, nhiệt độ bảo quản càng thấp thì nồng độ các tác nhân chống oxi hóa càng giảm.

 

ban-tuyet-doi-khong-pha-mot-binh-day-roi-cho-tre-uong-nhieu-lan-anh-minh-hoa-internet-tin8-0

 

 Tuy nhiên, lượng tác nhân chống oxi hóa trong sữa bột không đổi cho dù để tươi, trong môi trường lạnh hay đóng băng. Ngoài ra, các nhà khoa học còn kiểm tra 5 mẫu sữa bột khác và nhận thấy nồng độ các chất chống oxi hóa giữa chúng là gần như nhau. Tương tự, lượng tác nhân chống oxi hóa ở sữa những sản phụ sinh non và các sản phụ sinh đủ tháng là như nhau và cao hơn nhiều so với sữa bột. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết chế độ ăn của sản phụ có thể làm thay đổi lượng chất chống oxi hóa. Và để tránh mất đi các tác nhân này khi muốn làm nóng sữa, họ khuyên các sản phụ nên ngâm chai sữa trong nước ấm, chứ không nên đặt trong nước sôi hay trong lò vi sóng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cho dù bảo quản trong tủ lạnh hay trong máy ướp lạnh, sữa vẫn mất đi một số loại dưỡng chất. Chính vì vậy các bà mẹ không nên làm lạnh sữa. Nếu phải bảo quản trong tủ lạnh hay trong máy ướp lạnh, ta nên dùng trong vòng 48 giờ

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Ngọc Diệp (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)

Top
Top