Lại Nguyên Ân: Phải làm những việc mang tính chất sửa lỗi hệ thống

13/11/2012 03:55 GMT+7

Miệt mài “tìm lại người xưa, đọc lại người xưa”, nhà nghiên cứu văn bản Lại Nguyên n mang trong mình niềm tin hiện đại rằng buộc phải nghiên cứu thận trọng tài liệu gốc để hiểu lịch sử.

Miệt mài “tìm lại người xưa, đọc lại người xưa”, nhà nghiên cứu văn bản Lại Nguyên n mang trong mình niềm tin hiện đại rằng buộc phải nghiên cứu thận trọng tài liệu gốc để hiểu lịch sử.

“Liệu có thể xem Phan Khôi như một tác gia văn học quốc ngữ Nam bộ?” là tên tham luận, cũng là câu hỏi ngược của Lại Nguyên n cho hội thảo Văn học quốc ngữ Nam bộ.

Hỏi ngược, bởi nghiên cứu trong nước có một “tập quán” không mấy khoa học nhưng khá thông dụng. Đó là dựa vào quê quán hoặc việc có sống tại địa phương hay không để tính danh sách tác gia ở đó. “Phân loại, biên khảo như trên làm đơn giản hóa, thậm chí méo mó diện mạo thực của đời sống văn học ở những đô thị lớn qua những giai đoạn khác nhau. Mặc dù vậy, những bộ địa chí văn hóa vô nguyên tắc như thế thường được xếp vào loại công trình quốc gia, được ngân sách công cấp tiền tỉ”, nhà nghiên cứu độc lập Lại Nguyên n nói trong cay đắng.

 

Sự không toàn vẹn của văn chương mới là sự sống trong sáng tạo... Thành ra, nghiên cứu văn bản cho tôi thấy tác giả, thấy mạch cảm xúc thời đại, thấy nó thay đổi ra sao. Và mạch văn ấy có thể bị kiểm duyệt chém như thế nào

Sự coi thường nghiên cứu văn bản còn thể hiện ở sự phân biệt, kỳ thị, rẻ rúng nhiều tác gia, tác phẩm khác nhau. Kỳ thị, rẻ rúng bởi khi nói đến văn bản học, người ta chỉ nhắc tới mảng Hán Nôm. Trong khi đó, những di sản quốc ngữ rồi cũng trở thành di sản ngôn ngữ nói chung. Do đó, theo ông n, việc nghiên cứu văn bản di sản quốc ngữ rồi sẽ phải trở thành một phần của chính sách ngôn ngữ. “Nhìn thấy ngay, đối với quốc ngữ thời đầu, nếu không bảo quản sẽ mất”, ông n phân tích. “Mà việc bỏ quên lại chính là thái độ của người quản lý văn hóa với di sản trước năm 1945. Chỉ những tác gia đi theo cách mạng thì di sản của họ mới được vớt vát theo như Huy Cận, Xuân Diệu chẳng hạn. Còn những người về sau chẳng theo cách mạng hoặc lỡ chết mất rồi thì thiệt thòi”, ông chỉ rõ.

Hậu quả những kỳ thị và rẻ rúng nghiên cứu văn bản dẫn đến việc hàng ngàn tác phẩm chữ viết của hàng trăm tác gia người Việt, nếu chưa mất hẳn thì đang bị lấp sâu đâu đó trong các đống sách báo cũ. Chúng đang đối diện nguy cơ mất mát vụn nát từng ngày. Người làm chính sách, khoa học đã vậy, người làm xuất bản cũng thế. Hầu như tất cả sách đưa vào tổng tập đều không qua khảo văn bản. Họ cứ lấy một bản bất kỳ rồi đưa vào. Nhân viên đánh máy, cập nhật hóa rồi đổi từ cổ sang từ mới một cách vô nguyên tắc. “Những công trình tôi đã thực hiện, tựu trung chỉ nhằm trục vớt di sản ngôn ngữ văn tự của các tác gia Việt Nam, giữ lại cho hậu thế”, nhà nghiên cứu chia sẻ.

Oái oăm ở chỗ tài nguyên cần “trục vớt” càng “vô biên” bao nhiêu, việc ông làm càng đơn độc, lẻ loi bấy nhiêu. Đặc biệt, theo ông n, những di sản thời kỳ cuối thế kỷ 19 - giữa thế kỷ 20 đang ở trạng thái cực kỳ nguy hiểm. “Nằm phủ bụi trong đống báo là hàng trăm tác gia, mà giờ không ai nói đến. Chẳng hạn, cụ Nguyễn Khắc Nhanh, người từng dịch rất nhiều tác phẩm, trong đó có Kim Vân Kiều truyện. Cuốn đó, cụ Nhanh dịch cùng Nguyễn Đức Vân ở Viện Văn học. Thế mà giờ không có bất cứ dòng nào của cụ lưu lại”, ông n nói.

Một tác gia đã được ông n trục vớt văn bản thành công là Phan Khôi - người được nhà văn hóa Nguyên Ngọc đánh giá là một trong những nhà báo giỏi nhất của Việt Nam. Không chỉ giỏi, Phan Khôi cũng “thuộc diện” không được ưu ái nghiên cứu do nhiều thành kiến. Việc theo dấu Phan Khôi cũng từng tưởng không xin nổi tiền để thực hiện, bởi đồng ý nghiên cứu một nhân vật của Nhân văn giai phẩm rất dễ bị vạ lây. Sau nhiều năm, tổng tập Phan Khôi cũng ra đời.

Đổi lại bao trắc trở, nghiên cứu văn bản cho Lại Nguyên n những cảm xúc mà một câu văn đơn lẻ không mang đến được. “Chỉ tìm kiếm những câu văn hay hoàn mỹ chính là biểu hiện của sự suy đồi. Nó cũng là cách tìm cái đẹp của người tiểu nhãn”, ông nói.

Ông n nói tiếp: “Sự không toàn vẹn của văn chương mới là sự sống trong sáng tạo. Chẳng hạn, trong nhiều tác phẩm của Vũ Trọng Phụng viết cho Thời đàm chấm sai rất nhiều dấu câu. Đến mức, ông Phan Khôi phát cáu. Nhưng ông Phụng cũng chỉ sửa được thời gian ngắn, sau rồi lại chứng nào tật nấy. Thành ra, nghiên cứu văn bản cho tôi thấy tác giả, thấy mạch cảm xúc thời đại, thấy nó thay đổi ra sao. Và mạch văn ấy có thể bị kiểm duyệt chém như thế nào”.

Chính vì thế, nghiên cứu của ông là nguồn tư liệu quan trọng cho người nước ngoài nghiên cứu Việt Nam. “Trong thập niên vừa qua, nhà phê bình văn học Lại Nguyên n là học giả có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới tôi trong việc nghiên cứu về cuộc đời và tác phẩm của Vũ Trọng Phụng”, PGS-TS Sử học Mỹ Peter Zinoman, Đại học Berkeley, California, Mỹ cho biết. So sánh bốn văn bản Giông Tố khác nhau, ông n giúp thấy rõ kiểm duyệt và biên tập đã thay đổi tiểu thuyết này như thế nào kể từ cuối thập niên 1930.

“Mối liên hệ xuyên suốt khối lượng công việc phong phú và đồ sộ của Lại Nguyên n chính là niềm tin hiện đại và tiến bộ của ông rằng hiểu biết lịch sử thực sự bắt buộc phải được dựa vào việc nghiên cứu thận trọng các tài liệu gốc”, TS Peter Zinoman nói. Và nhấn mạnh: “Việc Lại Nguyên n tìm lại và công bố các tài liệu gốc này cho thấy ông rất hào phóng tri thức. Nó cũng biểu lộ một lòng xác tín đáng kính phục, rằng trí thức cần quyết tâm tìm hiểu sự thực không bị che đậy về lịch sử của chính họ nếu muốn hướng tới xã hội tốt đẹp hơn trong tương lai”.

Mặc dù vậy, nói về tương lai của nghiên cứu văn bản học nước nhà, ông n rất buồn. “Về nguyên tắc mà nói, Việt Nam phải làm những việc mang tính chất sửa lỗi hệ thống, bằng cách đưa vào giảng dạy ở đại học. Hiện nay, khi một danh nhân nằm xuống, chúng ta đối xử rất kỳ lạ. Đám ma trọng thể, tác giả có thể được tổ chức hội thảo, thậm chí được giải thưởng lớn. Nhưng không ai sờ đến di sản tại chỗ, là văn bản, của tác giả đó cả. Dường như, việc đó quá xa xỉ. Các tập thể không làm, khoa học cũng không luôn”.

“Có lẽ, với nỗi lo nghiên cứu văn bản học, tôi có chết cũng khó mà nhắm mắt”, nhà nghiên cứu từng nhận giải thưởng Phan Châu Trinh năm 2010 nói, giọng lặng đi.

Chuyên mục “Sáng tạo vì Khát vọng Việt” giới thiệu chân dung những người bạn của Trung Nguyên, bất kể tuổi tác, thành phần, trong hay ngoài nước...  Họ là những con người đang ngày đêm miệt mài sáng tạo trong các lĩnh vực chuyên môn, đóng góp trí não, tâm sức, truyền đi ngọn lửa khát vọng, tạo cảm hứng cho thanh niên Việt Nam, khơi dậy khát khao đua tranh với thế giới, dấn thân và sáng tạo vì một nước Việt hùng mạnh.

Trinh Nguyễn

>> Báo Anh nhận định về thương hiệu cà phê Trung Nguyên
>> Doanh nhân nước ngoài tìm hiểu mô hình Trung Nguyên
>> Bành trướng Trung nguyên
>> Trung Nguyên đã làm rạng danh cà phê Việt Nam
>> Trung Nguyên và G7 lên sàn chứng khoán Singapore

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.