![]() Rừng thông phòng hộ cây cao lớn tại tiểu khu (TK) 132 bị triệt hạ hàng loạt không thương tiếc
ẢNH: LÂM VIÊN |
Trước đây những người phá rừng để chiếm đất thường ken cây thông, bơm thuốc diệt cỏ làm cây chết dần sau đó đốn hạ thông và lấn chiếm đất rừng. Thời gian gần đây những kẻ phá rừng rất ngoan cố khi dùng cưa máy để triệt hạ cả vạt rừng có diện tích lên tới hàng ngàn mét vuông…, nhưng cơ quan chức năng vẫn không hay biết hoặc chậm phát hiện.
Rừng bị triệt hạ hàng loạt
![]() Rừng thông bị cưa hạ, xẻ gỗ tại TK 214 huyện Đam Rông, Lâm Đồng
ẢNH: GIA BÌNH |
Ngoài TK 214, cùng thời điểm nói trên, tại lô b, khoảnh 3, TK 216 (xã Phi Liêng) cũng do BQLRPH Phi Liêng quản lý, có 8 cây thông 3 lá bị cưa hạ trái phép, khối lượng lâm sản thiệt hại hơn 6,3 m3. Toàn bộ số lâm sản này còn tươi và nằm nguyên tại hiện trường.
![]() các nghi can trong vụ triệt hạ hàng loạt cây thông tại TK 132, xã Đạ Sar, Lạc Dương
ẢNH: LÂM VIÊN |
Phạt chưa đủ sức răn đe
![]() Rừng thông tự nhiên cạnh Quốc lộ 27C bị Hoàng Văn Quân đầu độc, cơ quan chức năng phải cưa hạ để tận thu gỗ
ẢNH: LÂM VIÊN |
Theo một lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, mức xử phạt đối với hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng hiện nay là chưa đủ sức răn đe. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý các vụ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp phải căn cứ Nghị định 35/2019/ NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Mức xử phạt cho hành vi lấn chiếm đất rừng có khi chỉ là vài triệu đồng, trong khi với 1ha đất rừng được bán trót lọt, người bán có thể thu lợi cao gấp cả hàng trăm lần. Do vậy, thực trạng phá rừng, triệt hạ rừng thông liên tục xảy ra ở Lâm Đồng, dẫn đến diện tích rừng thông tại tỉnh Lâm Đồng đang ngày càng suy giảm. Điều này được minh chứng qua độ che phủ của rừng ở tỉnh Lâm Đồng trong năm 2010 là khoảng 61%, nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 54%.
![]() Hàng loạt cây thông thuộc rừng phòng hộ bị cưa hạ nằm ngổn ngang tại TK 132, Lạc Dương
ẢNH: LÂM VIÊN |
Theo ông Ninh, so với cùng kỳ, số vụ phá rừng giảm 18 vụ, diện tích thiệt hại giảm hơn 10 ha, lâm sản thiệt hại hơn 1.511 m3. Đến nay, cơ quan chức năng đã xử lý 555 vụ; trong đó, xử lý hành chính 529 vụ, xử lý hình sự 26 vụ, tịch thu 1.052 m3 gỗ tròn, gỗ xẻ các loại, thu nộp ngân sách hơn 4,2 tỉ đồng.
Theo người phát ngôn của UBND tỉnh Lâm Đồng, dù tình hình phá rừng đã giảm so với cùng kỳ năm 2019, nhưng chưa được như kỳ vọng.
Đề án ngăn chặn phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp
Tại buổi họp báo, ông Ninh thông tin, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo quyết liệt, đặc biệt là đã đánh giá, tổng kết Chỉ thị 30 của tỉnh và Chỉ thị 13 của Ban Bí thư về công tác quản lý bảo vệ rừng.
![]() Kiểm tra hiện trường vụ đầu độc rừng thông tự nhiên cạnh QL27C
ẢNH: LÂM VIÊN |
Đề án đặt ra đến năm 2025 phải đạt 4 mục tiêu trọng tâm, như mỗi năm phải giảm từ 10-15% trở lên số vụ phá rừng, giảm 15-20% diện tích rừng và khối lượng lâm sản thiệt hại. Các vụ phá rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, đúng quy định pháp luật. Kiên quyết giải tỏa, thu hồi 334 ha rừng bị phá từ năm 2016 và những năm sau (nếu có) để trồng lại rừng.
Đề án định hướng đến năm 2030 không để tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến dư luận; giảm 50% tỷ lệ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp so với giai đoạn năm 2020-2025.
Tin liên quan
- Đà Lạt: Tìm nghi can chủ mưu vụ cưa hạ rừng thông ở chân đèo Prenn
- Rừng Cộng đồng ở huyện Bảo Lâm tiếp tục bị triệt hạ, chiếm đất dựng nhà
- Lâm Đồng: Kiểm tra, xử lý triệt để tình trạng phá rừng tại rừng cộng đồng
- Ngang nhiên 'xẻ thịt' rừng thông ở Lâm Đồng