Nguyễn Trọng Hòa (26 tuổi, ở tỉnh Kon Tum) đang sở hữu một nông trại nấm rộng 2 ha và còn là người tạo nên những chậu kiểng nấm linh chi.
Nguyễn Trọng Hòa cùng sản phẩm linh chi kiểng của mình - Ảnh: D.K
|
“Sau khi tốt nghiệp ngành vi sinh - sinh hóa Khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, mình về làm việc cho một cơ sở trồng nấm tại H.Củ Chi, TP.HCM. Cách đây 2 năm, khi lang thang trên internet, nhìn thấy chậu cây kiểng bằng nấm linh chi từ Đài Loan, mình bắt đầu làm thử và thành công”, Nguyễn Trọng Hòa kể.
Sau đó, Hòa trở về TP.Kon Tum mở nông trại nấm sạch. Bên cạnh làm nấm ăn, Hòa không quên trồng nấm linh chi kiểng. Nói về linh chi kiểng, Hòa cho biết ngoài ý nghĩa phong thủy, linh chi kiểng còn tượng trưng cho sự trường thọ (linh chi không bao giờ chết) và mang lại nhiều may mắn. Linh chi có khả năng hấp thụ tia tử ngoại từ màn hình vi tính. Màu đỏ tự nhiên của linh chi cùng cấu tạo lớp vỏ kitin glucan bóng láng như verni giúp vui mắt, làm đẹp cho góc nhà nơi đặt linh chi kiểng.
Sau đó, Hòa trở về TP.Kon Tum mở nông trại nấm sạch. Bên cạnh làm nấm ăn, Hòa không quên trồng nấm linh chi kiểng. Nói về linh chi kiểng, Hòa cho biết ngoài ý nghĩa phong thủy, linh chi kiểng còn tượng trưng cho sự trường thọ (linh chi không bao giờ chết) và mang lại nhiều may mắn. Linh chi có khả năng hấp thụ tia tử ngoại từ màn hình vi tính. Màu đỏ tự nhiên của linh chi cùng cấu tạo lớp vỏ kitin glucan bóng láng như verni giúp vui mắt, làm đẹp cho góc nhà nơi đặt linh chi kiểng.
|
Tết năm nay, đã có 1.500 chậu kiểng linh chi được Hòa xuất bán, chủ yếu đưa hàng ra Hà Nội. “Một chậu linh chi kiểng mình bán với giá khá mềm, từ 70.000 - 150.000 đồng/chậu tùy loại nấm to, nhỏ, đầu tư tiểu tiết nhiều hay ít. Khách của mình bán ngoài thị trường đến vài trăm ngàn đồng/chậu, thậm chí giá bạc triệu đối với những tai nấm đẹp, bắt mắt người mua”, Trọng Hòa cho hay.
Để tăng thêm sự hấp dẫn, phù hợp nhiều đối tượng, Hòa còn sáng tạo việc khắc tên trên tai nấm hoặc ghi những câu thơ, những thông điệp ý nghĩa lên tai nấm để các bạn trẻ, các đôi lứa yêu nhau làm quà tặng cho nhau hay tặng gia đình, thầy cô…
Ngoài ra, Hòa còn nhận thiết kế những khu vườn nấm mi ni cho các hộ gia đình, hàng quán. Bình quân mỗi tháng, Hòa thu nhập vài chục triệu đồng từ nông trại nấm của mình cùng với việc bán linh chi kiểng.
“Niềm vui lớn là mình đã thành công trong việc nghiên cứu, trồng linh chi vào trong chậu từ nhỏ đến lớn thay vì bứng linh chi đã trưởng thành từ bên ngoài cho vào chậu. Mình đầu tư thêm các bức tượng nho nhỏ, xinh xinh vào chậu để linh chi lớn lên, bao lấy các tượng nhỏ này, trông rất đáng yêu. Muốn chậu linh chi kiểng bề thế, to hơn, mình tiến hành ghép nhiều cây chồng lên nhau. Nhờ thế, khi xuất bán, linh chi kiểng vẫn còn tươi, chưa hóa gỗ, giúp người mua cảm thấy vui hơn”, Hòa nói.
Trung bình sau 3 tháng, linh chi trưởng thành, khi linh chi kiểng được 2 tháng rưỡi thì Hòa cho xuất để người mua cảm nhận được sự tươi và độ trưởng thành của nấm. Hiện Hòa đang mở rộng thị trường, tìm kiếm đại lý ở các tỉnh thành để đưa linh chi kiểng đến với nhiều người sử dụng hơn.
Bên cạnh việc trồng, kinh doanh nấm ăn, linh chi kiểng, Hòa còn được nhiều người trồng nấm biết đến thông qua các video hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm trên mạng internet, tham gia các dự án chuyển giao công nghệ cải tiến năng suất nấm trồng tại một số tỉnh Nam bộ. Nghiên cứu chuyên sâu về nấm dược liệu... Mới đây, Hòa đã trồng thành công loại linh chi plus trên vùng đất Tây nguyên, hứa hẹn mang đến nguồn thu nhập cao bởi đây là loại nấm rất có giá trị.
“Nấm rất thân thiện với môi trường, là sản phẩm sạch, không độc hại, có thể trưng bày. Thay vì trưng bày sừng hươu, nai hay các vật khác từ động vật quý hiếm ngày càng cạn kiệt thì hãy trưng bày nấm linh chi với đủ hình dạng, từ linh chi sừng hươu cho đến các loại linh chi với các hình thù đáng yêu, độc đáo khác. Vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường sống”.
Bình luận (0)