Thực chất động thái của Nga không bất ngờ vì họ đã tuyên bố làm việc đó từ lâu để đối phó với kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mới của Mỹ và NATO ở một số nước Đông u, kể cả Ba Lan. Lúc đầu, chủ định của Nga chỉ để cảnh báo và răn đe Mỹ cùng NATO, ngăn chặn việc triển khai kế hoạch trên. Cho dù Mỹ và NATO luôn quả quyết hệ thống phòng thủ tên lửa mới không nhằm vào Nga thì Moscow vẫn xem đó là nguy cơ an ninh tiềm ẩn. Chỉ có thời điểm của việc triển khai tên lửa là rất đáng chú ý. Ở đây có cả sự thể hiện thái độ công khai lẫn thông điệp ngầm của Nga.
Với bước đi trên, Nga chứng tỏ họ không cảnh báo và răn đe suông. Việc này còn tạo thế cho Nga trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao giữa EU và Nga. EU đang dự định dùng cuộc họp để gia tăng áp lực đối với Nga về dân chủ, nhân quyền và phê phán Moscow can thiệp nhằm hủy hoại quan hệ hợp tác của EU với Ukraine. Thông điệp của Nga là họ không chỉ tự tin mà còn không bị khuất phục trước áp lực của EU.
Nga đồng thời còn thể hiện cho Ukraine cùng các nước khác ở xung quanh Nga mà EU và NATO đang hết sức lôi kéo, thấy được thế và lực của Moscow trong quan hệ với Mỹ, NATO và EU. Những ẩn ý ấy có tác dụng chính trị và tâm lý không kém gì lộ ý.
La Phù
>> Pakistan: Dân quân thiêu rụi một lúc gần 200 xe hơi của Mỹ và NATO
>> Mỹ điều tra vụ giết người hàng loạt ghê rợn
>> Mỹ báo động vì nguy cơ tên lửa toàn cầu
>> Mỹ - Trung bất đồng sâu sắc về Snowden
>> Mỹ tiếp tục thử nghiệm thành công X-47B
Bình luận (0)