Theo họ, Malaysia không tham gia Công ước LHQ về tị nạn và Công ước LHQ về cấm sử dụng nhục hình. Họ phê phán Úc phó mặc số phận người xin tị nạn vào tay một quốc gia không bị hai công ước này ràng buộc.
Theo thỏa thuận, trong 4 năm tới, Úc sẽ đưa 800 người đến nước này xin tị nạn sang Malaysia và tiếp nhận 4.000 người đã được Malaysia công nhận là người tị nạn. Khác biệt về con số cho thấy hai bên có lợi ích rất khác nhau từ thỏa thuận chung này. Đối với Úc, tiếp nhận người được công nhận là người tị nạn luôn dễ dàng hơn việc không chấp nhận cho tị nạn hay kéo dài thời gian xem xét. Malaysia thì coi thỏa thuận này là một phương cách giảm bớt áp lực từ hàng chục ngàn người trong các trại tạm giữ bởi nhận về một mà có thể gửi đi tới năm.
Thỏa thuận này chưa thể giúp giải quyết dứt điểm vấn đề tị nạn nhưng ít ra cũng góp phần giảm đáng kể áp lực về chính trị và kinh tế xã hội, phát đi thông điệp răn đe những ai dự định nhập cư trái phép và tạo tiền lệ giải quyết ngoài khuôn khổ hợp tác với Cao ủy LHQ về tị nạn. Công bằng mà nói thì ngoài những lợi ích riêng, thỏa thuận này góp phần làm quan hệ giữa hai nước được tăng cường và tin cậy lẫn nhau hơn.
Thảo Nguyên
Bình luận (0)