TNO

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn

26/01/2014 22:47 GMT+7

Giáp Tết là thời điểm đặc sản từ khắp các vùng miền hội tụ về Sài Gòn. Hầu như món ngon vật lạ gì cũng có thể được tìm thấy trên vùng đất đa văn hóa này.

Giáp Tết là thời điểm đặc sản từ khắp các vùng miền hội tụ về Sài Gòn. Hầu như món ngon vật lạ gì cũng có thể được tìm thấy trên vùng đất đa văn hóa này.

>> Ăn Tết kiểu 'công nghiệp' ở Sài Gòn
>> Sôi động thị trường bánh kẹo Tết

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 1
Những năm gần đây, dưa hấu thỏi vàng đã dần trở thành món Tết phổ biến với người Sài Gòn dù giá rất cao

Dạo một vòng khắp các chợ của Sài Gòn, trăm thứ hàng hóa đua nhau khoe sắc. Đặc sản 3 miền Bắc, Trung, Nam cũng như cộng đồng người Hoa gần như chẳng thiếu thứ gì.

Người Bắc ở Sài Gòn khi sắm Tết không thể thiếu được bánh chưng, dưa hành, nấm hương, măng khô, giò thủ; vẫn nhớ hương thơm của trái Phật thủ, cam Canh, hay bưởi Diễn…

Người miền Trung xa quê phải sắm những món Tết đã trở thành thân thuộc như tré, thịt ngâm nước mắm, dưa món. Người cầu kỳ phải ăn những món đặc sản mang từ địa phương chứ không chịu những mặt hàng sản xuất tại Sài Gòn vì không đúng vị.

Người Sài Gòn từ lâu cũng rất chuộng các đặc sản miền Tây. Về trái cây như bưởi, dưa hấu hồ lô khắc chữ Tài, Lộc, dưa hấu hình thỏi vàng rất được người Sài Gòn ưa thích chưng trong nhà cho đẹp và gặp may mắn. Các loại khô cá, nhái, tôm khô, lạp xưởng…lai rai ngày tết cũng được người Sài thành lựa chọn cho cái Tết thêm phần phong phú.

Tại quận 5, khu chợ nhỏ của người Hoa ở góc ngã tư Phùng Hưng, Nguyễn Trãi đã tràn ngập màu sắc các loại bánh cổ truyền của người gốc Quảng Đông, Triều Châu. Gần đây, rất nhiều người Việt cũng ưa thích các loại bánh này, mua về chưng ban thờ hoặc cầu may mắn.

Đủ các loại bánh phong phú như bánh tổ, bánh phát tài, đại phát, bánh đào tiên, thỏi vàng..., đặc biệt là bánh trái lựu màu sắc rực rỡ trông rất hấp dẫn.

Bánh tổ tiếng Hoa gọi là “nian gao”, nghĩa là bánh nếp, bánh dính. Ăn bánh tổ là mong ước các thành viên trong gia đình luôn gắn bó với nhau. Ngoài ra, cách phát âm “nian gao” còn mang ý nghĩa “mỗi năm tiến bộ hơn, lên cao hơn”.

Cùng ngắm những sắc màu lung linh của một số đặc sản Tết tại Sài Gòn nhé:

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 2
Bánh chưng - món ăn biểu tượng của Tết Việt

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 3
Dưa hành

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 10
Bánh cốm, bánh phu thê

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 17
Bưởi Diễn

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 18
Cam Canh

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 9
Quả phật thủ

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 4
Nấm hương Sapa

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 5
Tré Bình Định đã dần trở nên quen thuộc với người Sài Gòn

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 6
Dưa món, dưa kiệu là những món không thể thiếu trong mùa Tết ở Sài Gòn

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 8
Tai heo ngâm mắm - ngâm giấm

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 16
Bưởi hồ lô năm nay hàng khá nhiều, hút khách bởi dáng vẻ độc đáo

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 11
Bánh tổ tiếng Hoa gọi là “nian gao”, nghĩa là bánh nếp, bánh dính

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 12
Bánh đào tiên

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 13
Bánh trái lựu

Lung linh đặc sản Tết ở Sài Gòn 14
Bánh phát tài

 

Giang Vũ (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.