Mạnh tay với kẻ tạt axit người khác: Phải tử hình

31/03/2016 19:12 GMT+7

Nhiều ý kiến bạn đọc thể hiện sự bất bình, phẫn nộ sau khi Thanh Niên đăng các bài về vụ việc: 'Nữ sinh bị tạt aixt' và đề nghị pháp luật không được nương tay với tội ác đặc biệt nghiêm trọng này.

Nhiều ý kiến bạn đọc thể hiện sự bất bình, phẫn nộ sau khi Thanh Niên đăng các bài về vụ việc: 'Nữ sinh bị tạt aixt' và đề nghị pháp luật không được nương tay với tội ác đặc biệt nghiêm trọng này.

Một nữ nạn nhân của axit đang nằm điều trị tại bệnh việnMột nữ nạn nhân của axit đang nằm điều trị tại bệnh viện
Sống không bằng chết
Bạn đọc Thanh Niên ai cũng bày tỏ sự đau xót trước hình ảnh thương tật của các nạn nhân.
“Bị như thế này hỏng cả một đời, ngang với sống như chết. Tội này bắt tù chung than. Giám định thương tật 100% , bắt bồi thường, nuôi cả đời cụ thể lương họ đang làm bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu” bạn Phúc Thành, bạn Hà Nội lên án.
“Tạt axit, nạn nhân sống không bằng chết. Luật pháp Việt Nam cần xử nặng những trường hợp này”, độc giả Hoàng Miên Man đồng tình.
“Tàn đời một cô gái đang độ tuổi xuân thì với bao mơ ước tương lai, đã bị những "con thú" hại đời. Xem bài báo này mà lòng tôi xốn xang, đau xót... Chỉ biết nhờ đến cơ quan pháp luật điều tra bắt được thủ phạm đưa ra xét xử với tội danh cố ý giết người”, bạn Bùi Tá Vinh chia sẻ.
Tàn đời một cô gái đang độ tuổi xuân thì với bao mơ ước tương lai, đã bị những "con thú" hại đời. Xem bài báo này mà lòng tôi xốn xang, đau xót... Chỉ biết nhờ đến cơ quan pháp luật điều tra bắt được thủ phạm đưa ra xét xử với tội danh cố ý giết người
bạn Bùi Tá Vinh chia sẻ
“Nếu được chọn thì người bị hại thường chọn cái chết hơn là chịu khổ suốt đời. Do đó hành vi tạt axit (bao gồm kẻ chủ mưu và người trực tiếp thực hiện) gây tổn hại thương tật cho người khác phải chịu hình phạt nặng cao nhất là tử hình. Đây là hành vi hèn hạ, độc ác cần phải loại ra khỏi xã hội để đảm bảo răn đe. Đồng thời cũng nghiêm khắc xử lý những người vì lợi nhuận mà buôn bán các hoá chất không đúng quy định”, độc giả tên Cường ở TPHCM góp ý thêm.
Song song đó là sự đồng thuận về việc luật pháp hiện hành quá nhẹ tay đối với tội danh này.
“Tạt axit người khác: Tội ác tàn độc mà không phải giết người. PV Vũ Phượng phải thêm: Tạt axit người khác: Tội ác tàn độc, không phải giết người mà trên giết người” bạn Trần Hùng (Bình Thuận) bức xúc.
“Tôi thấy bạn Trần Hùng nói rất đúng: Tạt axit người khác: Tội ác tàn độc, không phải giết người mà trên giết người. Con người cả trai và gái đều cám ơn trời đất cho mình gương mặt dễ nhìn. Nhưng khi bị tạt axit vào cái mặt nhìn rất ghê. Sống mà tâm hồn đau đớn, thể xác thì biến dạng. Nên sống mà hơn là chết. Nên tôi đề nghị ra luật Việt Nam là ai mà tạt acid là ở tù 30 năm đến tử hình. Phạt thật nặng để Việt Nam không dùng chất này tạt vào mặt người khác”, độc giả Hoài Nhơn (Bắc Ninh) đồng thuận.
Độc giả Quốc Đạt nhận định: “Bỏ án tử hình để gọi là "nhân đạo" với bọn tội phạm nguy hiểm thế này thì liệu có còn "nhân đạo" với những người bị hại hay không? Người dân chúng tôi đề nghị sửa lại Bộ Luật hình sự bằng cách thêm nhiều tình tiết tử hình vào các khung hình phạt đối với các tội danh: tham ô, giết người dưới mọi hình thức, tạt axit, đâm chém... Luật phải nghiêm, thi hành luật cũng phải nghiêm thì đất nước mới yên bình”.
Đồng tình, độc giả Huỳnh Duy (Tiền Giang) nói: “Tôi đồng ý với Bộ luật hình sự 2015, và nếu thương tích trên 75% thì phải truy vào tội giết người mới chính xác, vì khi đó nạn nhân đã không còn tự chăm sóc bản thân, chẳng khác nào một người đã chết, hậu quả để lại cho nạn nhân và gia đình còn hơn cả cái chết. Khi nghĩ tới từ axit là tôi lạnh cả người, cần mạnh tay với tội ác này, tôi nghĩ chắc chắn khi cho khung giết người vào tội tạt axit người dân sẽ đồng tình và hoan nghênh”.

Tạt axit người khác: Tội ác tàn độc mà không phải giết người. PV Vũ Phượng phải thêm: Tạt axit người khác: Tội ác tàn độc, không phải giết người mà trên giết người.

bạn Trần Hùng (Bình Thuận)

“Như Singapore đánh nhau cũng đi tù (cho nên bên họ không có ai đánh nhau), ăn trên phương tiện công cộng bị phạt 1000 đô Sing, bắt cóc trẻ con bị treo cổ... còn ở Việt Nam thì...”. bạn Cường ở Bình Dương ngậm ngùi.
Bên cạnh đó, độc giả Hùng cũng bổ sung: “Không nên dùng từ axít, phải ghi là hóa chất vì khi luật có hiệu lực thì kẻ lưu manh không dùng axít nữa mà dùng loại khác”.
“Suy cho cùng hậu quả của 2 loại hành vi hay 2 loại tội này (Giết người và Cố ý gây thương tích) phải ngang nhau, mức hình phạt phải tương đương (hiện nay là tử hình)” bạn Lê Túc thêm.
“Đề nghị quốc hội ban hành luật tử hình kẻ chủ ác và đồng lõa thực hiện tội ác tạt axit”, độc giả Kiên (TPHCM) đồng thuận.
Thậm chí có người còn hiến kế: “Cần ra luật quy định xử phạt: Tạt a xít người khác sẽ bị tạt axít ở mức độ tương đương. Xử phạt công khai để trị chúng! Đố thằng nào dám tạt axit đấy!”, bạn Phạm Bình Phương đề nghị.
Chặn từ gốc
Bên cạnh làn sóng phẫn nộ đang gia tăng, nhiều độc giả cũng tập trung phân tích về nguồn gốc cung cấp axit.
“Có nước nào trên thế giới lại cho phép bán hóa chất công khai, vô tội vạ như cát sỏi kiểu chợ Kim Biên không? Sao ai cũng có thể đi mua thuốc diệt chuột, diệt cỏ, axit đậm đặc đơn giản như vậy (loại cho ắc quy là 33,5 % , loại tạt người khác là 98% ). Ai muốn mua phải ghi lại thông tin nhân thân, mục đích sử dụng làm gì”, độc giả Đinh Ngọc Thuấn buồn bã.
“Vấn đề này nên đưa vào trọng điểm bàn luận, giải quyết đến nơi đến chốn. Axit mua quá dễ dàng khiến bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân, nếu là người thân, con cháu chúng ta gặp nạn ta có chịu được không? Thuốc mua phải có ý kiến bác sĩ, axit mua không cần hỏi ai là sao? Còn phạm tội tạt axit hoặc chủ mưu thì nên loại khỏi xã hội vì không còn cải tạo được nữa”, bạn Đạt tại TPHCM đồng tình.
“Bắt và trừng phạt người tạt axit nặng đến đâu thì cũng chỉ giải quyết phần ngọn. Xử lý khâu cung cấp mới là cái gốc của vấn nạn này. Mong các cơ quan nhà nước giải quyết triệt để những vấn nạn này cũng như vấn đề an toàn thực phẩm”, độc giả Phan Tấn Lộc nhận định.
Và nhiều người cũng tự hỏi: “Quản lý không chặt chẽ để bán tràn lan , trách nhiệm này thuộc về ai?” (Hiền – TPHCM); “Các cơ quan chức năng" cần được cụ thể hóa là ban, ngành nào? Nếu chỉ nói chung chung thì "trái bóng" vẫn tiếp tục được đá qua lại. Khi ấy, tệ nạn này vẫn sẽ còn tiếp diễn”, bạn MT ở TPHCM nói.
“Tôi mong mọi người trên mạng, hãy cùng hưởng ứng kêu gọi pháp luật đưa tội tạt axit vào khung hình phạt "xử tử hình kẻ tạt axit và kẻ chủ mưu", bạn Vĩnh An SG nói.
“Báo đăng mà chả thấy luật pháp, tư pháp, hành pháp vào cuộc thì chỉ khuyến khích cho hành vi này càng nhiều hơn mà thôi, thử nghĩ xem, khi trước "hắn" còn sợ, bây giờ thấy nhẹ quá, hắn "tạt" luôn”, độc giả Huy – Khánh Hòa bình luận.
Chia sẻ với các nạn nhân
Nhiều độc giả kêu gọi mọi người cùng chung tay với nạn nhân: "Bây giờ việc cần nhất là các giải pháp khẩn thiết về y tế. Xin mọi người hãy hỗ trợ vật chất để có thể cứu vãn. Xin báo Thanh Niên đứng ra khởi động việc nhân đạo này. Kính" (Trần An).
"Nếu không ảnh hưởng, em có thể tạm thời dùng phấn hoặc kem nguồn gốc thực vật để che bớt chỗ da bị ảnh hưởng" (Nghĩa Võ Trung)
"Chúc cháu cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này về sức khỏe và tâm lý. Hãy tin tưởng rằng cái đẹp về tâm hồn vẫn được nhiều người quý trọng hơn là hình thức. Chúc cháu có một cuộc sống tốt đẹp và may mắn!" (Sy Ngo).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.