Mắt nhìn xuyên đêm

03/07/2011 00:35 GMT+7

Sau khi nghiên cứu các mẫu hóa thạch 515 triệu tuổi, nhóm chuyên gia quốc tế do Viện bảo tàng Nam Úc dẫn đầu rút ra một kết luận quan trọng về sinh vật thời cổ đại: một số có thị lực tuyệt hảo, thậm chí có thể nhìn xuyên đêm tối.

Những hóa thạch này được tìm thấy trên đảo Chuột Túi ở Nam Úc. Theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature, những cặp mắt này có hơn 3.000 tròng, giúp chúng đạt được danh hiệu sinh vật có thị lực số 1 trong thế giới các sinh vật cùng thời.

Trong lúc vẫn chưa rõ những cặp mắt trên thuộc về sinh vật nào, tiến sĩ Greg Edgecombe của Viện bảo tàng tự nhiên quốc gia cho hay nhiều khả năng chúng thuộc về một loài dã thú chuyên săn mồi vào ban đêm. Cuộc nghiên cứu cũng cho phép giới khoa học xác định được thời điểm xuất hiện thị lực phức tạp trong thế giới động vật, theo tiến sĩ Edgecombe.

Thụy Miên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.