Mở rộng truy tìm nguồn phóng xạ bị mất

Đến tối qua, nguồn phóng xạ của Công ty CP thép Pomina vẫn chưa tìm được. Theo ông Mai Thanh Quang, Giám đốc Sở KH-CN Bà Rịa-Vũng Tàu, nguồn phóng xạ này có rất nhiều chì, có nguy cơ người lấy nó sẽ đục lấy chì bán. Do vậy, chiều 7.4, cơ quan chức năng của tỉnh đã đến 3 cơ sở tái chế chì trên địa bàn H.Tân Thành dùng thiết bị dò tìm, nhưng cũng không phát hiện nguồn phóng xạ. "Việc tìm kiếm nguồn phóng xạ bị mất là ưu tiên hàng đầu và phải tìm cho ra bằng mọi cách, kể cả tìm ở những vựa ve chai trên toàn tỉnh và cả Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM", ông Quang nói.

Đến tối qua, nguồn phóng xạ của Công ty CP thép Pomina vẫn chưa tìm được. Theo ông Mai Thanh Quang, Giám đốc Sở KH-CN Bà Rịa-Vũng Tàu, nguồn phóng xạ này có rất nhiều chì, có nguy cơ người lấy nó sẽ đục lấy chì bán. Do vậy, chiều 7.4, cơ quan chức năng của tỉnh đã đến 3 cơ sở tái chế chì trên địa bàn H.Tân Thành dùng thiết bị dò tìm, nhưng cũng không phát hiện nguồn phóng xạ. "Việc tìm kiếm nguồn phóng xạ bị mất là ưu tiên hàng đầu và phải tìm cho ra bằng mọi cách, kể cả tìm ở những vựa ve chai trên toàn tỉnh và cả Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM", ông Quang nói.

Dò tìm nguồn phóng xạ tại bãi rác xã Tóc Tiên - Ảnh: Nguyễn Long
Trong ngày, một nhân viên tên Toàn ở khu xử lý rác thải 100 ha (xã Tóc Tiên, H.Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu) báo từng thấy thiết bị chứa phóng xạ giống như nguồn phóng xạ của Công ty CP thép Pomina bị mất, nằm trong bãi rác. Cơ quan chức năng đã đưa máy đến dò tìm, nhưng cũng không tìm thấy gì.
Gần 8.000 nguồn phóng xạ tại VN
Theo ông Cấn Văn Minh, Phó cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KH-CN), hiện trong nước có hơn 6.000 nguồn phóng xạ các loại đã được cấp phép. Ngoài ra, có 1.867 nguồn không sử dụng được đang lưu giữ (hoặc được cấp phép lưu giữ) tại các cơ sở được cấp phép dịch vụ lưu trữ.
Trả lời câu hỏi về việc cấp phép và kiểm soát nguồn phóng xạ tại các cơ sở đã được cấp phép, ông Minh cho hay các đơn vị trước khi nhập phóng xạ phải có hồ sơ xin cấp phép nhập thiết bị gửi về Cục. Đối với đơn vị có nguồn phóng xạ lớn, phải có hội đồng đánh giá, thẩm định trước khi được cấp phép. Khi vận chuyển nguồn phóng xạ phải được để trên các container chuyên dụng. Do phóng xạ có tác động trực tiếp đến sức khỏe và môi trường, để đảm bảo an toàn khi vận chuyển, sử dụng đều phải có giấy phép, kể cả khi không sử dụng nữa cũng phải được thu hồi, chứ không phải tự do ai muốn dùng là dùng… Trong quá trình đơn vị sử dụng, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thanh kiểm tra. Tuy nhiên, ông Minh thừa nhận do lực lượng thanh tra của Cục mỏng (hơn 10 người) nên chỉ có thể thanh tra luân phiên tại các địa phương theo kế hoạch hằng năm hoặc thanh tra đột xuất đối với các đơn vị có dấu hiệu sai phạm. “Trung bình mỗi năm chúng tôi thanh tra khoảng 100 đơn vị. Lỗi vi phạm thường là không chấp hành các quy định về kỹ thuật bảo quản an toàn”, ông Minh nói.
Qua vụ việc mất phóng xạ gần đây, ông Minh cho rằng lỗi lớn nhất là các đơn vị sử dụng nguồn phóng xạ chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng có trách nhiệm liên đới. Trong khi đó, ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, cho biết Cục sẽ thanh tra làm rõ sai phạm của đơn vị để mất nguồn phóng xạ; làm rõ trách nhiệm những người liên quan.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.