Định giá nhà từ... hàng xóm
Mặc dù chưa có con số thống kê hay nghiên cứu chi tiết về yếu tố “hàng xóm” trong việc định giá bất động sản nhưng những giá trị hữu hình và vô hình mà giá trị cộng đồng mang lại là điều có thể nhận biết.
Trước hết, nếu sống ở một nơi mà những người hàng xóm xung quanh có cùng nếp sống văn minh, lịch thiệp thì chắc chắn bản thân mỗi người sẽ được thụ hưởng bầu không khí tinh thần thoải mái, đặc biệt trẻ con có nhiều cơ hội giao lưu, tiếp xúc nếp sống đẹp, tử tế; từ đó góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp sau này. Vì vậy, khi “quy đổi” từ giá trị vô hình này trong việc định giá cho căn nhà cũng sẽ cao hơn. Ngược lại, một căn nhà dù sử dụng nguyên vật liệu cao cấp, nội thất xa hoa nhưng nếu đặt trong khu vực hạ tầng kém, an ninh an toàn không đảm bảo hay những người hàng xóm không cùng đẳng cấp thì chắc chắn giá trị căn nhà sẽ giảm rất nhiều.
Câu chuyện đi theo các giá trị vô hình này được chủ đầu tư khu đô thị Phú Mỹ Hưng thực hiện ngay từ khi chào bán những dự án đầu tiên và được bồi đắp qua thời gian bằng ý thức của mỗi cư dân sống tại đây. Chính vì thế, trong tâm trí của cộng đồng, làm nên thương hiệu Phú Mỹ Hưng hôm nay không chỉ có hạ tầng hiện đại, quy hoạch đồng bộ hay không gian sống xanh - sạch... mà hơn hết, đó chính là cộng đồng đúng như slogan mà doanh nghiệp này đưa ra làm định hướng phát triển: Đô thị văn minh, cộng đồng nhân văn.
Biết khó vẫn đi
Kiến tạo giá trị cộng đồng không phải là câu chuyện của riêng chủ đầu tư mà nhân tố chính đóng vai trò quyết định chính là người dân sống ở đó. Khi đi mua nhà, nếu như chỉ chọn yếu tố chất lượng cao cấp về vật liệu, thiết kế… có thể tìm được ở nhiều nơi. Song, vị trí và cộng đồng là điều không dễ tìm kiếm. Đó là lý do khi bán những căn nhà đầu tiên năm 1998, nội quy khu phố được Phú Mỹ Hưng đưa ra như một điều kiện cần và đủ để trở thành cư dân nơi đây.
Thời gian đầu, khi đưa ra quy định, nhiều khách hàng không đồng lòng vì cảm giác bị ràng buộc nhiều quá. Nhưng chủ đầu tư vẫn kiên trì bởi đích đến từ việc tạo khung cho nếp sống văn hóa, tôn trọng những quy định chung dần sẽ thấm nhập đến từng người dân và lan rộng là ý thức tôn trọng lẫn nhau. Một gia đình tốt, hai, ba gia đình tốt… sẽ hình thành một cộng đồng văn hóa. Chính cách suy nghĩ văn hóa là cái người ta sống thực ở một thời điểm nào đó và khi tạo cho con người một không gian ở lý tưởng, môi trường sống thân thiện, nơi ấy sẽ không có sự xung đột giữa bản sắc cá nhân với văn hóa cộng đồng, mà ngược lại, tất cả sẽ hài hòa và cùng thăng hoa đã thuyết phục được cư dân.
Mua nhà phải có “thư đề nghị”
Kiến tạo và gìn giữ giá trị cộng đồng được chủ đầu tư thực hiện bằng nhiều cách và đến nay sự đồng thuận từ cộng đồng gần như là hoàn toàn. Điển hình, gần đây nhất là dự án căn hộ cao cấp Riverpark Premier được công bố đợt 1 vào cuối tháng 7 vừa qua đạt tỷ lệ giao dịch đến 99% trong tổng số 161 căn hộ đưa ra.
Để được mời tham gia rút thăm chọn căn hộ này, trước đó khách hàng phải có “Thư đề nghị mua căn hộ” gửi đến doanh nghiệp. Điều ngạc nhiên là có đến cả ngàn hồ sơ gửi về nhưng chỉ có hơn 500 khách hàng qua vòng “sàng lọc”. Chủ đầu tư cho biết, họ không chơi “chiêu”, không gây sốc để PR mà khi đặt tiêu chí cho căn hộ cao cấp doanh nghiệp không định vị giá trị sản phẩm dựa trên các chỉ số xây dựng, nguyên vật liệu… mà đặt trọng tâm ở yếu tố cộng đồng sẽ sống trong đó. Hay nói một cách khác, những khách hàng đã lựa chọn căn hộ chính là nhân tố khẳng định sự đẳng cấp, cao cấp của sản phẩm.
Giới quan sát bất động sản cho rằng, chủ đầu tư thành công do đánh trúng tâm lý người mua nhà. Việc cần biết người hàng xóm của mình là ai thực sự là nhu cầu bức thiết khi căn nhà đang mua đó được xác định là bến đỗ cuối cùng cho mái ấm của họ. Nên có thể nói, cách chọn “sẵn” hàng xóm cho người mua chính là yếu tố mà Riverpark Premier hấp dẫn thị trường tương đối ngách này.
Bình luận (0)